Lý Liên Kiệt: nghệ thuật chứ không chỉ võ thuật

DIÊN VỸ 05/09/2004 02:09 GMT+7

TTCN - Sau những phim hành động Hollywood, Lý Liên Kiệt đã sang một trang mới trong sự nghiệp điện ảnh của mình: anh tham gia những phim võ hiệp cổ trang như Anh hùng thay vì những phim hành động được khán giả Mỹ ưa thích.

Phóng to
Lý Liên Kiệt trong Nụhôn của rồng (Kiss of the dragon)
TTCN - Sau những phim hành động Hollywood, Lý Liên Kiệt đã sang một trang mới trong sự nghiệp điện ảnh của mình: anh tham gia những phim võ hiệp cổ trang nhưAnh hùng thay vì những phim hành động được khán giả Mỹ ưa thích.

Ngôi sao phim quyền cước Lý Liên Kiệt cho rằng: “Có quá nhiều phim võ thuật đã bỏ quên tâm hồn và xúc cảm để đề cao việc trả thù và đánh đấm”.

Theo anh, bộ phim Anh hùng đang ăn khách tại các rạp chiếu phim Mỹ là một thứ thuốc giải độc cho vô số những bộ phim hành động: đó một thiên anh hùng ca về đất nước Trung Quốc cổ xưa làm mê hoặc người xem.

“Chúng tôi thực hiện các động tác như một giấc mơ, lãng mạn hơn, đẹp mắt và các diễn viên thật trang trọng. Không giống như những phim võ thuật kiểu Hong Kong trước đây: hai người đánh nhau, đập vỡ bàn ghế, và mọi thứ trong phòng đều đổ nát tan tành...”.

Trong Anh hùng, các nhân vật bay lượn qua những hồ nước tĩnh lặng trên núi, phóng phi tiêu nhanh hơn ánh sáng, đấu kiếm với hàng nghìn quân binh gian tà và làm chệch hướng những mũi tên dưới một bầu trời mịt mù tên đạn.

Phóng to
...và trong Anh hùng
“Võ thuật có ba mức độ - Lý Liên Kiệt nói - Ở mức thứ nhất là cơ thể. Kiếm trong tay bạn là một phần của cơ thể bạn, bạn dùng kiếm như dùng cánh tay. Ở mức thứ hai, bạn không thật sự có kiếm trong tay nhưng kiếm ở trong tâm bạn. Trước khi hành động cụ thể, bạn có thể làm đối phương sợ. Bạn có thể dùng sự tưởng tượng hay lời nói để làm họ sợ. Mức thứ ba, cao nhất, là bạn yêu kẻ thù của mình. Nói cách khác, tình thương chính là sự dũng cảm”.

Nhưng liệu những phim như Anh hùng có phải là loại phim hành động được khán giả Mỹ ưa thích? Lý Liên Kiệt tin rằng khán giả Mỹ thích, nhưng Hollywood vẫn hết sức dè dặt khi đưa phim công chiếu (nên đến giờ này Anh hùng mới ra mắt tại Mỹ trong khi bản DVD của nó đã lan tràn từ Á sang Âu rồi đến Mỹ), dù trước đó Ngọa hổ tàng long, một phim võ hiệp tương tự nói tiếng Hoa (thay vì phải nói tiếng Mỹ khi chiếu trên thị trường khổng lồ này), chiếu tại Mỹ năm 2000 đã có doanh thu gần 130 triệu USD. Và nhiều khán giả của loại phim hành động đã rất thích phim này.

Diễn viên gốc Trung Quốc 41 tuổi Lý Liên Kiệt đã là một ngôi sao tại Hong Kong trong hai thập niên trước khi chuyển sang Hollywood năm 1998, bắt đầu với phim Lethal weapon 4.

Bây giờ thì Lý Liên Kiệt ngẫm lại: “Tôi đã tham gia hơn 30 bộ phim, hầu hết đều là phim hành động thương mại: một người tốt gặp chuyện rắc rối với bọn xấu, anh ta học võ công, trở lại trả thù, giết kẻ xấu. Có rất nhiều phim như vậy. Tôi muốn tìm những bộ phim khác hơn những thứ ấy”.

Sau những cuốn phim ăn khách: Kiss of the dragon, Romeo must die và The one, Lý được Trương Nghệ Mưu khuyên hãy từ bỏ những khoản lợi nhuận quen thuộc để trở lại Trung Quốc, tham gia những bộ phim nói tiếng Hoa như Anh hùng. Anh đã rất thích câu chuyện mang tính triết lý này và tiết lộ khi đọc kịch bản anh đã khóc hai lần.

“Có người từng bảo: “Lý Liên Kiệt, anh điên rồi, anh ngu quá” vì tôi không coi tiền là quan trọng. Nhưng tôi trả lời: tôi thích làm thế. Bởi nếu tôi tiếp tục làm loại phim như Romeo must die hay Cradle 2 the grave khác thì đó cũng chỉ là một cú... đá đít mà thôi! Hết. Khán giả đã trưởng thành, còn bạn và trường quay thì không. Tôi nghĩ ngày nay khán giả thích loại truyện phim độc đáo, cách thức diễn đạt độc đáo. Đó là lý do tại sao có Ngọa hổ tàng long, Anh hùngUnleashed”.

Unleashed là phim hành động nói tiếng Anh sắp tới của Lý Liên Kiệt, sẽ phát hành tại Mỹ vào mùa xuân 2005, trong đó Lý đóng vai một hiệp khách võ công cao cường bị giam cầm và đối xử như súc vật suốt tuổi trưởng thành. Khi xiềng xích được tháo gỡ, y đã điên cuồng tấn công bất cứ ai y nhìn thấy.

Lý Liên Kiệt hi vọng bộ phim này cũng như Anh hùng sẽ giúp anh đặt thêm chữ nghệ thuật vào sau chữ võ thuật.

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận