• click
  • Ý NGHĨA CHỦ ĐỀ THỂ HIỆN TRÊN 3 KHÍA CẠNH

    • Phản ánh quan tâm chung của các nền kinh tế thành viên APEC về tìm kiếm “động lực mới” cho hội nhập, liên kết và tăng trưởng kinh tế.

    • Thể hiện mục tiêu dài hạn về "vun đắp một tương lai chung", đó là hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng.

    • Thể hiện sự kỳ vọng về những phát triển mới của APEC trong năm 2017, góp phần khẳng định vị thế của Diễn đàn trong cục diện mới.

    • Thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm

      Đây là ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chưa vững chắc và bất bình đẳng gia tăng.

      Đảm bảo thực hiện Chiến lược APEC về tăng trưởng chất lượng giai đoạn đến năm 2020 và các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

      Tạo năng động mới cho tăng trưởng, thông qua việc cải thiện năng suất lao động, phát triển nguồn nhân lực và bảo đảm phân bố nguồn lực hiệu quả.

    • Đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng

      Trong năm 2017, tiếp tục đẩy mạnh hoàn tất các mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư vào năm 2020, đồng thời tăng cường kết nối trên 3 phương diện: cơ sở hạ tầng, thể chế và con người.

    • Nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (Msmes) trong kỷ nguyên số

      Ưu tiên mô hình tăng trưởng lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm.

      Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa(MSMEs) là một động lực đối với tăng tưởng và tạo việc làm tại các nền kinh tế APEC.

      Việc "nâng cao năng lực cạnh tranh và sáng tạo" của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa càng trở nên quan trọng hơn trong kỷ nguyên số với những cơ hội và thách thức mới.

    • Tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu

      Châu Á - Thái Bình Dương cung ứng khoảng 55% tổng sản lượng nông sản thế giới. An ninh lương thực cũng là mục tiêu thứ hai trong các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc đến năm 2030.

      An ninh lương thực gắng với "nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu" giúp các nền kinh kế APEC ứng phó hiệu quả hơn các tác động ngày càng gay gắt của biến đổi khí hậu.

    Theo quy định của tổ chức, người đứng đầu chính phủ của tất cả thành viên APEC gặp nhau mỗi năm một lần trong một kỳ họp thượng đỉnh được gọi là "Hội nghị Lãnh đạo APEC", được tổ chức lần lượt tại mỗi nền kinh tế thành viên APEC.

    Do áp lực từ Trung Quốc, lãnh đạo chính trị của Đài Loan không được mời đến tham dự hội nghị thượng đỉnh mà chỉ gởi một viên chức cấp bộ trưởng đặc trách kinh tế với tư cách là đặc sứ của lãnh đạo Đài Loan.

    APEC nổi tiếng với truyền thống yêu cầu các lãnh đạo xuất hiện trước công chúng trong quốc phục của nước chủ nhà.

    • Hội nghị tổng kết các quan chức cao cấp(CSOM) và Cuộc họp Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC(ABAC) nhắm hoàn tất chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng và Hội nghị của các nhà lãnh đạo kinh tế APEC.

    • Hội nghị thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam - sáng kiến của Việt Nam. Đây là hội nghị lần đầu tiên được tổ chức trong khuôn khổ APEC và đóng vai trò quan trọng, tập trung đi sâu vào các cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp.

    • Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao-Kinh tế; Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC.

    • Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC; Cuộc họp cấp cao TPP lần 8(TBC); Đối thoại các nhà lãnh đạo với Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC; Đối thoại cấp cao không chính thức giữa APEC với ASEAN(TBC); Lễ đón chính thức các nhà Lãnh đạo, Tiệc chiêu đãi, biểu diễn nghệ thuật chào mừng HNCC APEC 2017.

    • Phiên họp kín thứ nhất Hôi nghị Cấp cao; Các nhà Lãnh đạo chụp ảnh; Phiên họp kín thứ hai Hội nghị cấp cao; Lễ chuyển giao vai trò chủ nhà Năm APEC cho Papua New Guinea; Họp báo Quốc tế của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

    Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0