Người từng là "Trưởng vùng Fulro"

HUỲNH DŨNG 23/05/2004 19:05 GMT+7

TTCN - Gần cả thời trai trẻ A Lết gắn bó với Fulro, mãi đến cuối năm 1985, không chịu được cảnh “nồi da xáo thịt” trong tổ chức này, A Lết đã dẫn vài thuộc hạ thân tín ra đầu thú. Gần 20 năm qua, ông cần cù làm ăn, trở thành hộ sản xuất giỏi có thu nhập khá ở xã Glar (huyện Đak Đoa, Gia Lai).

Phóng to
A Lết đang giảng giải cho dân làng đến nhà ông nghe về những thủ đoạn của Fulro
TTCN - Gần cả thời trai trẻ A Lết gắn bó với Fulro, mãi đến cuối năm 1985, không chịu được cảnh “nồi da xáo thịt” trong tổ chức này, A Lết đã dẫn vài thuộc hạ thân tín ra đầu thú. Gần 20 năm qua, ông cần cù làm ăn, trở thành hộ sản xuất giỏi có thu nhập khá ở xã Glar (huyện Đak Đoa, Gia Lai).

Trong chăn biết rận...

Qua tuổi 50 đã lên chức ông ngoại, song A Lết trông vạm vỡ và còn khá trẻ. Nhìn cuộc sống yên ổn và gương mặt chất phác của A Lết ít ai nghĩ rằng cuộc đời con người này quá nhiều chìm nổi khôn lường.

Trước đây ông học y tế do sư đoàn 4 Mỹ đào tạo, làm trưởng trạm y tế xã Ia Băng rồi lại học làm kiến điền (kiến thiết điền địa). Điện đài thì võ vẽ học lóm, học bạn, học sách. Những năm sau 1975 Fulro nổi dậy nhiều nơi ở Tây nguyên. A Lết nghe khắp Glar tuyên truyền rằng Fulro chuẩn bị giải phóng Tây nguyên, rằng sống với cộng sản sắp tới cái gì cũng tập thể: vợ tập thể, ruộng rẫy tập thể, gia tài tập thể... Cần giải phóng Tây nguyên khỏi cộng sản! Nhiều người nói khiến A Lết dao động rồi tin dần và trở thành cơ sở tiếp tế lương thực, thuốc men, tổ chức đưa người ra rừng cho chúng.

Đã theo Fulro là ngậm đầu đạn mà thề, phản bội sẽ bị đồng đảng xử tử cả nhà! A Lết được phong chức Khua Buôn Hgum (xã trưởng). Năm 1980 nhóm Fulro của Phíp (người cùng làng bị công an bắt ở Plei Bông Môr) khai ra A Lết. Tối 30 Tết Nguyên đán năm 1980, công an dẫn Fulro qui hàng đến nhà A Lết, bảo ông đưa đến chỗ Siu Núp. Hai bên nổ súng, Siu Núp trốn thoát.

A Lết được giải về tỉnh, ông chối mọi cáo buộc trong lời khai của đồng bọn, nên công an trả ông về. Siu Núp đưa ông sang Campuchia (CPC) ra mắt Rơ Mah Well - quân khu trưởng Khu 2 (QK2) - học đường lối của Fulro, phong chức trưởng vùng (quận trưởng) phụ trách từ Glar, Hneng, xã Trang, Ia Băng, Ia Tưk, Ia Pếch... rồi tung trở lại Việt Nam.

Ngoài việc thường xuyên báo cáo hoạt động với trung đoàn trưởng Y Bông, vài ba tháng A Lết lại sang CPC trực tiếp báo cáo với “thượng cấp” Rơ Mah Well và nhận nhiệm vụ. Khoảng năm 1984, làng Tuoh Kơtu (xã Glar) có Y Ơng là tên trộm bò bị làng phát hiện trốn theo Fulro, nhưng A Lết không nhận. Sau đó không rõ Y Ơng to nhỏ với cấp trên của A Lết thế nào mà y được tin dùng. Giận A Lết chuyện lúc trước, Y Ơng báo với Y Groh Buon Yá - tư lệnh phó QK2 - rằng A Lết là người của công an. Khoảng tháng 3-1985, chỗ ở của Y Groh bị bộ đội tập kích giết chết Y Ơng và bôn tên Fulro khác, Y Groh thoát được càng tin rằng có tay của A Lết.

Có một câu Kinh thánh mà A Lết đã dùng để khuyên con trai mình khi bị bọn người xấu vận động theo Fulro: “Có những con đường ta ngỡ sáng bước vào song đó là cái nẻo của sự chết”

Một tuần sau vụ tập kích, Ksor Blih - phụ trách an ninh QK2 - cùng hai tên lính Fulro đến gặp A Lết bảo lệnh của Y Groh nội đêm nay A Lết phải đến Plei Bia Tik (đây là nơi trung chuyển người từ trong nước sang CPC và ngược lại) họp dân. Thực chất đây là nơi tư lệnh phó QK2 chọn xử tử A Lết.

Đêm đó A Lết về Bia Tik mà lòng ngổn ngang. Ông biết mình đã bị gài bẫy và thấy đau xót thay 10 năm theo chúng huy động không biết bao nhiêu tiền của công sức của vợ con, dân làng mà vẫn bị nghi ngờ. Ông hi sinh tất cả tính mạng và hạnh phúc gia đình chỉ để phục vụ tham vọng chính trị của một nhóm người mệnh danh là Fulro rồi kết cục thế này đây!

Tới nơi Y Groh hỏi A Lết: “Vì sao Y Ơng chết? Vì sao trận tập kích năm 1980 A Lết thoát được, có phải công an cài A Lết vào Fulro không?”. A Lết phủ nhận tất cả. Y Groh cười nhạt bỏ đi. May mắn cho A Lết, đêm đó tin báo có bộ đội vừa tập kết về Ia Tưk. Chúng chuyển A Lết sang làng Khôih Yố hẻo lánh hơn để xử tử. Biết mình sắp chết, ông nhớ hai đứa con da diết, không có ông rồi đời chúng sẽ ra sao? Con đường từ Bia Tik về đến Plei Khôih Yố khá xa, bọn chúng chia làm hai nhóm, nhóm giải A Lết đi riêng, do thông thuộc đường nên đến Khôih Yố trước. Khi mọi người mỏi mệt đã ngủ say, A Lết khẽ lay A Wi - thuộc hạ thân cận, người cùng làng - bảo: “Wi ở lại với Fulro nhé, mình ở lại là chết, ra đầu thú thì còn hi vọng được cách mạng khoan hồng, có ngày gặp lại vợ con”.

Không ngờ Wi trả lời: "Tôi muốn ra đầu thú từ lâu nhưng không dám nói”. Họ gọi thêm Yui - người Ba Na, cũng là vệ sĩ thân cận của A Lết - rồi lặng lẽ trốn thoát. Được những người từng đầu thú trong toán ZD23 và vợ viết thư khuyên nhủ, A Lết về trình diện Công an tỉnh Gia Lai - Kontum vào mùa gặt năm 1985. Ông được giáo dục, học tập vài tuần rồi được về gia đình sống với vợ con.

Đoạn tuyệt quá khứ

Phóng to
A Lết thực hiễn nghĩa vụ công dân trong ngày bầu cử

Về làng, A Lết phục thiện làm ăn như để chuộc lỗi với vợ con và dân làng. Vì vắng cha, hai đứa con ông (sinh năm 1976 và 1980) đều nghỉ học sớm. Cô con gái đầu giờ đã sinh cháu ngoại cho ông. Cậu con trai thứ hai là A Lưng lo phong trào thanh niên làng xã hơn chuyện lấy vợ.

Đầu 2004 vừa qua A Lưng được tín nhiệm bầu làm phó bí thư Xã đoàn Glar. Giờ ông cố chăm lo chu đáo cho đứa út (sinh 1992), năm nay đang học lớp 4 trường làng. Ông cho rằng cuộc sống và hạnh phúc là do mình tạo dựng, chứ đừng bao giờ ảo tưởng tin vào một thế lực xằng bậy nào.

Nhà A Lết hiện có 1ha lúa nước, 1ha cà phê, có máy xay xát gạo, có xe công nông... Mấy năm nay nhiều gia đình ở Glar đã sắm sửa các phương tiện nghe nhìn hiện đại, nghề học điện đài trước 1975 nay giúp cha con ông mở tiệm sửa tivi, cassette cho bà con, kiếm thêm thu nhập. Kết hợp nhiều khoản thu, kinh tế gia đình A Lết giờ cũng kha khá trong vùng. Năm 2000 ông bán đàn bò, chỉ giữ lại vài con bò mẹ gây giống để lấy tiền nâng cấp nhà lên hai tầng tươm tất.

Thế nhưng Fulro vẫn chưa chịu buông tha A Lết. Y Bông vốn trước đây theo cách mạng song đã chiêu hồi Mỹ, rồi chạy theo Fulro giờ ở bên kia đại dương. Năm 2000 cứ 10 giờ đêm có người đến nhà gọi ông dậy chở đi hàng chục cây số ra thị trấn Đắc Đoa nghe điện thoại. Lần đầu Y Bông thăm hỏi, xin lỗi chuyện Fulro mưu sát A Lết ngày nào. Lần thứ hai gọi điện thoại về, Y Bông bảo sẽ cho tiền để A Lết mắc điện thoại riêng, khuyên A Lết bỏ đạo Tin Lành để “theo Tin Lành Đêga tiếp tục đấu tranh”.

Lần gọi điện sau, Y Bông nói chuyện với A Lết đến 2 giờ đồng hồ, hai người tranh cãi nhiều về vấn đề Tin Lành Đêga. Trước vụ bạo loạn 2-2-2001 ở Gia Lai, bọn Gưm, Nơh tiếp tục đến nhà thuyết phục A Lết, chúng nói: ”Tiền nước ngoài viện trợ qua Hội thánh Tin Lành VN rất nhiều nhưng các mục sư người Kinh ăn hết, không đưa cho các tín hữu người dân tộc, nên phải tách Tin Lành Đêga ra khỏi Tin Lành VN”. Lần sau Nhơm (con của Y Bông) vào chở A Lết sang nhà nó, tại đây tụ họp nhiều “gương mặt đen” (sau này xúi giục bạo động 2-2-2001), nói chuyện từ 8 giờ tối đến 4 giờ sáng. Nhưng làm sao chúng khuất phục được một người từng trải như A Lết!

Sáng sớm 10-4-2004, một người cùng làng trước đây là cơ sở của Fulro đến thuyết phục A Lết rằng: “Sáng nay anh phải đến xã, chúng tôi đã nghe qua điện thoại, cấp trên yêu cầu nhân dân các làng phải tập trung về xã biểu tình bảy ngày đêm, sẽ có xe quốc tế về giải quyết việc đuổi người Kinh về đồng bằng”. A Lết trả lời: “Năm 2001 các anh chỉ nói hay, song chẳng có điều gì đúng đắn cả”.

Người ấy cho rằng: “Lần này Ksor Kơk đã qua Ý, đã có sự hậu thuẫn từ bên ngoài, chắc chắn được. Anh không theo, khi giải phóng gia đình anh phải theo người Kinh về đồng bằng, chứ ở lại đây cả gia đình anh sẽ chẳng được chia một tí đất nào đâu!”. Sáng đó người làng Dôr 2 kéo ngang qua sân nhà A Lết nhưng được ông khuyên nhủ và thấy ông không lên xã nên họ cũng đã quay về nhà.

A Lết nói: “Fulro nói hay lắm, rằng sang CPC sẽ có người đưa sang Mỹ cho học lái máy bay, học kỹ sư, bác sĩ..., song chính mắt mình thấy những năm 1980 - 1985 hơn 900 thanh niên của Đắc Lắc, Lâm Đồng bị bỏ chết đói trong những cánh rừng đại ngàn của CPC vì không còn tìm ra củ mài, lá rừng để ăn. Bây giờ mình không muốn dính líu gì với chúng nó. Mình đã làm Fulro trước đây rồi mình biết họ gây ra bạo loạn chẳng qua chỉ “làm kinh tế” cho một số người mà thôi”.

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận