Ba chàng trai "đỡ đẻ"

TTCN - Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới của Liên Hiệp Quốc (WIPO) công bố sẽ trao tặng giải thưởng xuất sắc nhất cho công trình “Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cua biển loài Scylla paramamosain” của nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu thủy sản 3, (33 đường Đặng Tất, TP Nha Trang)…

Những người tạo động lực cho phát triển

Phóng to
TTCN - Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới của Liên Hiệp Quốc (WIPO) công bố sẽ trao tặng giải thưởng xuất sắc nhất cho công trình “Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cua biển loài Scylla paramamosain” của nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu thủy sản 3, (33 đường Đặng Tất, TP Nha Trang)…

Họ là ba chàng trai: thạc sĩ Nguyễn Cơ Thạch, chủ nhiệm đề tài, đang bị “kẹt” ở Hà Nội để đại diện nhóm nhận giải thưởng; ở nhà hai đồng tác giả của công trình nghiên cứu cùng được tặng thưởng là Trương Quốc Thái đang bận bịu theo dõi, chăm sóc cho những “sản phụ… cua” cùng trứng, con của chúng..., Nguyễn Văn Diễu đang bận tham gia tập huấn cho cán bộ thủy sản của một số tỉnh để chuyển giao công nghệ sinh sản nhân tạo cua biển...

Phải mất gần 11 năm nuôi, theo dõi nghiên cứu, thử nghiệm, đúc kết…, công trình cho cua biển sinh sản theo qui trình nhân tạo mới chính thức được đánh giá là thành công và được chuyển giao cho các địa phương.

Ngoài giải thưởng công trình xuất sắc nhất do WIPO trao tặng, công trình “Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cua biển loài Scylla paramamosain” của nhóm các nhà khoa học trẻ này còn được nhận thêm giải thưởng Khoa học sáng tạo VN (VIFOTEC).

Trương Quốc Thái (sinh năm 1976), thành viên trẻ nhất trong nhóm, tâm sự: “Được các giải thưởng đương nhiên là rất vui, nhưng tôi thấy sướng nhất là công trình được chuyển giao rộng rãi cho nhiều nơi. Vì nhiều nơi nuôi được để cho sinh sản thì cua giống sẽ rẻ hơn, nhiều người mới có điều kiện để đầu tư nuôi cua thịt dễ dàng hơn. Như vậy là kết quả nghiên cứu của mình mới giúp được cho nhiều người làm ăn”.

Cô gái Hà Nội nhỏ nhắn, 24 tuổi này đã là người VN đầu tiên cắm lá cờ Việt Nam trên băng tuyết Nam Cực năm 1997.

Chất “di động toàn cầu” ấy dường như không ngủ yên trong cô, năm năm sau, khi đang ở vị trí giám đốc phụ trách khách hàng của một trong những công ty PR nổi tiếng nhất nước, Minh Hồng lại bay đến Nam Phi khi hưởng ứng cuộc vận động thu thập 1 triệu chữ ký kêu gọi bảo vệ môi trường nhân hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững. Một mình hàng tháng trời, cô đi “diễn thuyết”, kêu gọi ủng hộ chữ ký trong khắp các công sở, trường đại học, trường phổ thông… từ Bắc chí Nam của đất nước mình để thu thập 24.000 chữ ký.

Những chuyến đi đến Nam Cực, Nam Phi của cô đã có thể đo bằng con số kilômet chính xác. Nhưng những chuyến lang thang trên đất nước mình lúc này ở cương vị trưởng phòng truyền thông của WWF khu vực Đông Dương (WWF Chương trình Đông Dương) như chưa thể đếm được.
Lúc này người ta có thể gặp Minh Hồng ở nhiều nơi, lúc đang tất bật ở những quán thịt thú rừng tại Hà Nội, khi ở những buổi tập huấn đào tạo cho các cán bộ kiểm lâm; một đêm ngủ bên đống lửa trong rừng già hay những đêm thức trắng trên bờ biển ngồi chờ rùa bò lên đẻ…

Cô đang nỗ lực trong những thử thách mới để tìm cách tác động nâng cao nhận thức và giáo dục người dân về môi trường. Danh sách các dự án mà WWF Chương trình Đông Dương đang thực hiện tại ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia đang ngày một tăng.

Ngồi với tôi trong một ngày nghỉ hiếm hoi, Minh Hồng bây giờ chững chạc hơn, càng xinh hơn nhưng vẫn đầy “lửa” như ngày xưa khi kể về các công việc để chuẩn bị cho các chương trình bảo tồn dãy Trường Sơn và vùng sinh thái rừng khô Trung Đông Dương. Minh Hồng tâm sự: “Khi bạn tìm được sự say mê và tình yêu thật sự với công việc và tin tưởng việc mình làm là đúng, tức là bạn đã có được một yếu tố quan trọng để đảm bảo cho sự thành công”…

Phóng to
Nguyễn Minh Thư - SV năm 4 khoa môi trường ĐH KHTN TP.HCM – giải nhất Giải thưởng Nghiên cứu khoa học sinh viên Eureka lần 5 – 2003:

Cả nhà đều theo lĩnh vực kinh tế, chỉ mỗi út Thư là rẽ nhánh sang ngành môi trường. Những cơn dịch tôm chết hàng loạt khiến nông dân trắng tay được báo chí đăng tải liên tục đã thôi thúc Thư nảy ra đề tài nghiên cứu “Quan sát một số chỉ tiêu môi trường nước khu vực nuôi tôm sú huyện Cần Giờ”.

Suốt ba tháng hè thực hiện đề tài, vẻ tiểu thư hằng ngày của Thư biến mất, bù vào đó là nước da đen giòn của những ngày đội nắng đi thực tế. Kết quả phân tích những mẫu nước Thư lấy từ ao tôm Cần Giờ cho thấy lượng chất hữu cơ trong ao rất cao (từ nguồn tôm lột xác, chất thải của tôm, thức ăn thừa, hóa chất dư…) chính là nguyên nhân gây bệnh cho tôm. Bên cạnh đó, lượng nước lấy vào và thải ra đều chỉ trong phạm vi một con kênh khiên nguồn nước chẳng kịp cải tạo. Gắn bó với nông dân, Thư vỡ ra một điều: họ tin vào kinh nghiệm của mình hơn là áp dụng nguyên tắc kỹ thuật. Thường thấy nhất là họ đoán màu nước để đổ hóa chất xuống ao tôm. Do vậy, mục tiêu của Thư là làm sao giúp nông dân ổn định được chỉ tiêu nguồn nước trong ao tôm.

Thư bảo cô có một lời hứa với nông dân. Đó là tạo ra chế phẩm để cải tạo nguồn nước từ những chuỗi vi sinh mà nguyên liệu chính là phân gà. Đê thực hiện lời hứa ấy, cô sinh viên nhỏ nhắn này đang cùng người thây là PGS-TS Ngô Kế Xương vạch ra kế hoạch mới: thuê đất làm vài ao tôm nho nhỏ ngay trên vùng đất Cần Giờ, vì phạm vi thử nghiệm trong phòng thí nghiệm không khả thi mà phải được thực hiện ngay trên vùng thổ nhưỡng cụ thể.

Giải thưởng đã đem lại cho Thư niềm khích lệ rất lớn. Hôm nhận giải cô đã bật khóc. Mới đây đề tài của cô đã đoạt tiếp giải khuyến khích sáng tạo khoa học cấp bộ.

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận