TTCT - Albert Einstein từng nói: “Điều quan trọng là đừng bao giờ ngừng đặt câu hỏi”. Hãy đặt thật nhiều câu hỏi về bất kỳ vấn đề nào mà bạn đang tìm cách giải quyết. Càng đặt nhiều câu hỏi bao nhiêu, bạn sẽ hiểu nhiều về vấn đề đó bấy nhiêu.

Phóng to
TTCT - Albert Einstein từng nói: “Điều quan trọng là đừng bao giờ ngừng đặt câu hỏi”. Hãy đặt thật nhiều câu hỏi về bất kỳ vấn đề nào mà bạn đang tìm cách giải quyết. Càng đặt nhiều câu hỏi bao nhiêu, bạn sẽ hiểu nhiều về vấn đề đó bấy nhiêu.

Những người sáng tạo, đặc biệt là người có tính sáng tạo cao, thường biết vượt qua cái bóng của mình để đặt ra những câu hỏi, đây là bản tính của họ. Những câu hỏi không phải là những lời phê phán. Những chất vấn tự nhiên thường bị nhầm lẫn là sự chỉ trích trong khi đơn giản chỉ là chất vấn, thăm dò. Bạn hãy đặt ra những câu hỏi cho những sự việc thường ngày, ví dụ: “Nếu thang máy không chỉ đi lên và xuống mà còn từ đầu này sang đầu kia thì sẽ thế nào?”, “Nếu cơ quan yêu cầu mỗi ngày mọi người phải cười ít nhất 30 phút thì sao?”...

Có một trò chơi nói về tính logic khi đặt câu hỏi. Trò chơi rất thú vị và phải có tư duy đặt câu hỏi mới giải quyết được vấn đề. Luật chơi như sau: một người sẽ đối diện với lớp học và không nhìn lên bảng. Thầy giáo ghi tên một nhân vật nổi tiếng lên bảng, người chơi có quyền được đặt mười câu hỏi và dưới lớp chỉ được trả lời đúng hay sai. Trong vòng mười câu hỏi, người chơi phải tìm được tên nhân vật nọ. Một ví dụ:

Nhân vật là ai?

Câu hỏi 1: Có phải đó là người Việt Nam? (câu hỏi này mang tính chất khoanh vùng địa lý)

Trả lời: Đúng

Câu hỏi 2: Người là một nghệ sĩ? (khoanh vùng về lĩnh vực)

Trả lời: Sai.

Câu hỏi 3: Có phải là một nhà chính trị?

Trả lời: Đúng.

Câu hỏi 4: Ông ta còn sống?

Trả lời: Sai

Câu hỏi 5: Ông ta đã từng là chủ tịch nước?

Trả lời: Đúng.

Đến đây hẳn các bạn đã biết nhân vật là ai theo các tư duy logic khi đặt câu hỏi. Đây không phải là trò chơi may rủi như nhiều người nghĩ, việc đặt câu hỏi cực kỳ quan trọng, bạn phải biết đưa ra những câu hỏi và giải quyết nó một cách hợp lý. Tư duy phản biện “Critical thinking” là phương pháp tìm nguyên nhân vấn đề. Học sinh các nước phương Tây thường được huấn luyện cách đi ngược vấn đề và đặt câu hỏi.

Có nhiều cách đặt câu hỏi tùy vào mục đích. Có thể sử dụng kỹ thuật “Hỏi tại sao năm lần” (ask why five times) để tìm gốc rễ vấn đề. Kỹ thuật này yêu cầu hỏi “Tại sao?” ít nhất năm lần. Đến khi không còn câu trả lời cho câu hỏi “tại sao?” nữa thì nguyên nhân gốc đã được nhận dạng. Hoặc sử dụng những câu hỏi “5W và 1H” căn bản của nghề báo. Đó là: Ai, cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao và như thế nào?

Chẳng hạn, bạn có thể đặt những câu hỏi: Ai là đối thủ cạnh tranh của ta? Ai là khách hàng của ta? Tổ chức của chúng ta làm gì? Nhiệm vụ của chúng ta là gì? Chúng ta có thể tạo được những bước cải tiến ở đâu? Chúng ta có thể lấy những thông tin về đối thủ của mình ở đâu? Khi nào chúng ta nên thâm nhập vào một thị trường mới? Khi nào là thời điểm thích hợp nhất để khách hàng mua sản phẩm của chúng ta? Tại sao khách hàng chọn sản phẩm của chúng ta? Tại sao chúng ta lại muốn thâm nhập thị trường mới? Đặt thật nhiều câu hỏi, bạn sẽ hiểu rõ hơn về tổ chức, về cơ quan của bạn và môi trường xung quanh. Nếu có sự hiểu biết tốt hơn, bạn sẽ có những cái nhìn sáng tạo về cách cải tạo nó. Chỉ đơn giản vậy thôi.

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận