17/05/2024 09:29 GMT+7

Rau hẹ khởi dương tốt 'chuyện ấy' ở cả quý ông, quý bà

Rau hẹ còn được gọi là "rau khởi dương" vì hợp trong việc ôn bổ dương khí, giàu dinh dưỡng, có công dụng ôn trung bổ hư, điều hòa phủ tạng, bổ thận ích dương, rất tốt để chữa trị bệnh "khó nói" và nâng cao khả năng "yêu" cho cả nam và nữ.

Rau hẹ - vị thuốc bổ dương - Ảnh minh họa

Rau hẹ - vị thuốc bổ dương - Ảnh minh họa

Điều hòa phủ tạng, bổ thận ích dương

GS.TS Dương Trọng Hiếu, nguyên trưởng phòng y vụ, Viện Y học cổ truyền trung ương, cho biết rau hẹ có tác dụng chữa được nhiều bệnh. Sách Bản thảo tập di viết "rau hẹ rất ấm, có ích cho mọi người, nên ăn thường xuyên".

Theo Đông y, rau hẹ vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ dương, bổ thận, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm. 

Củ hẹ chữa di mộng tinh, đau lưng. Nghiên cứu hiện đại cho thấy rau hẹ có tác dụng tăng tính nhạy cảm với insulin, làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bảo vệ tuyến tụy. Chất odorin trong loại rau này là một kháng sinh mạnh giúp chống tụ cầu và các vi khuẩn khác.

Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, nguyên chủ nhiệm khoa y học cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, nhấn mạnh rau hẹ có tác dụng chữa nhiều bệnh, đặc biệt có ích trong việc điều trị và nâng cao khả năng tình dục cho cả nam và nữ.

Trong y học cổ truyền, rau hẹ còn được gọi là "rau khởi dương" vì hợp trong việc ôn bổ dương khí, giàu dinh dưỡng, có công dụng ôn trung bổ hư, điều hòa phủ tạng, bổ thận ích dương…

Rau hẹ khá giàu chất dinh dưỡng, bao gồm đường, đạm, mỡ, caroten, vitamin B, C, chất xơ, canxi, photpho, sắt…, đặc biệt còn chứa nhiều hoạt chất có tính kháng khuẩn, tiêu viêm.

Người ta ước tính trong mỗi 100g rau hẹ có chứa 2,1g protein, 0,6g lipid, 3,2g carbonhydrat, 48mg canxi, 46mg photpho, 1,7g sắt, 3,21mg carotene, 0,03mg vitamin B1, 0,09mg vitamin B2, 0,9mg vitamin B3, 39mg vitamin C.

Rau hẹ mềm mại, có mùi thơm đặc biệt, vị lại hơi cay nên rất dễ ăn, được dùng làm gia vị đồng thời làm rau ăn. Từ xa xưa, trong thành phần nhân bánh bao, vằn thắn, sủi cảo… không thể thiếu rau hẹ.

Theo y học cổ truyền, rau hẹ vị ngọt cay, tính ấm, có công dụng ôn trung bổ hư, điều hòa phủ tạng, bổ thận ích dương.

Nghiên cứu hiện đại cho thấy rau hẹ có nhiều chất xơ nên có tác dụng kích thích tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột, phòng chống bệnh táo bón và sâu răng. 

Chất xơ trong loại rau này còn có khả năng cân bằng các nhóm vi khuẩn đường ruột, giảm thiểu tác động của các chất gây ung thư niêm mạc ruột, dự phòng tích cực bệnh ung thư đại tràng. Ngoài ra, rau hẹ còn có tác dụng hỗ trợ trị liệu cao huyết áp và các bệnh cơ tim...

Món ăn nếu biết kết hợp sẽ trở thành bài thuốc - Ảnh minh họa

Món ăn nếu biết kết hợp sẽ trở thành bài thuốc - Ảnh minh họa

Canh rau hẹ cải thiện tình dục, chữa vô sinh

Bác sĩ Toàn cho biết theo Đông y, hẹ vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ dương, bổ thận, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm...

Để chữa trị và nâng cao khả năng tình dục cho nam và nữ, tùy vào bệnh chứng cụ thể mà có thể chế thành các món ăn - bài thuốc khác nhau:

- Dương hư thận yếu, liệt dương, di mộng tinh, lưng đau gối mỏi: Rau hẹ 250g, 60g nhân hồ đào, dùng dầu vừng xào chín, ăn trong ngày, dùng liên tục trong một tháng sẽ có công hiệu rất tốt.

- Nam liệt dương, nữ kinh nguyệt không đều: Rau hẹ 200g, tôm nõn 50g, trứng gà 1 quả, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Cách chế: tôm rửa sạch, rau hẹ cắt đoạn, phi thơm hành mỡ rồi cho rau hẹ và tôm vào xào to lửa, khi gần chín đập trứng vào đảo đều một lát là được, dùng làm thức ăn hằng ngày.

Công dụng: bổ thận, ôn dương, mạnh gân cốt, dùng cho những người bị loãng xương thể tỳ thận dương hư biểu hiện: toàn thân mệt mỏi, sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng đau gối mỏi, ăn kém, chậm tiêu bụng chướng, có thể có phù nhẹ hai chân, nam giới liệt dương, di tinh, nữ giới kinh nguyệt không đều, miệng nhạt, chất lưỡi nhợt…

- Nam giới muộn con: Rau hẹ 100g, tôm nõn 250g, gia vị vừa đủ. Tôm nõn xào trước với dầu thực vật rồi bỏ rau hẹ vào đun thêm một lát là được, cho đủ gia vị dùng làm thức ăn hằng ngày. 

Công dụng: ôn trung khai vị, bổ thận tráng dương, ích huyết sinh tinh dùng cho nam giới muộn con, di tinh, liệt dương, tinh dịch lượng ít, tiểu đêm nhiều lần.

- Nữ suy giảm hoặc hoàn toàn thờ ơ với tình dục: Rau hẹ 200g, tôm nõn 50g, thịt gà 50g. Thịt gà rửa sạch thái miếng, rán vàng rồi cho rau hẹ cắt đoạn, tôm nõn, nước bột đao và gia vị vừa đủ, đun to lửa, đảo nhanh tay vài dạo là được, ăn nóng. Công dụng: ôn bổ thận dương, cải thiện công năng tình dục nữ.

- Chữa bế kinh: Rau hẹ 10g, dành dành 10g đun uống.

GS.TS Dương Trọng Hiếu cho biết có rất nhiều món ăn - bài thuốc dễ chế biến hỗ trợ quý ông bị liệt dương, xuất tinh sớm:

- Sinh tố hẹ: Rau hẹ tươi 500g giã lấy nước, chia hai lần uống trong ngày.

- Hẹ xào tôm: Rau hẹ, tôm nõn mỗi thứ 200g, xào ăn.

- Hẹ xào gan dê: Rau hẹ xào gan dê mỗi thứ 150g.

- Hẹ xào lươn: Lươn 500g cắt khúc xào cùng gia vị gừng tỏi, sau đó thêm 300g rau hẹ, xào ăn nóng.

- Cháo hẹ: Rau hẹ 20g, gạo 100g nấu cháo ăn.

- Bột hẹ phúc bồn tử: Hẹ, tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử lượng bằng nhau, phơi khô tán bột, ngày uống 10g.

Rau hẹ khó tiêu nên mỗi lần không ăn quá nhiều. Ngoài ra, những người có thể chất âm hư nội nhiệt, hay bị mụn nhọt và mắc các bệnh về mắt thì nên kiêng ăn rau hẹ.

Người xưa cũng khuyên không dùng loại rau này ăn cùng với mật ong và thịt bò.

‘Tình dục thông thái’ giúp nâng cao nhận thức về sức khỏe tình dục‘Tình dục thông thái’ giúp nâng cao nhận thức về sức khỏe tình dục

Tiếp nối những thành công của giai đoạn đầu tiên, dự án Tình dục thông thái tiếp tục hành trình nâng cao nhận thức và hành động của cộng đồng về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, cũng như các vấn đề liên quan đến giới tính và tình dục.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên