24/04/2024 20:38 GMT+7

Thủ tướng chỉ đạo hoàn thiện cơ chế đặc thù đào tạo nhân lực bán dẫn

"Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là 'đột phá của đột phá' trong đào tạo nhân lực chất lượng cao", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn diễn ra tại Hà Nội chiều 24-4 - Ảnh: NHẬT BẮC

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn diễn ra tại Hà Nội chiều 24-4 - Ảnh: NHẬT BẮC

Chiều 24-4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Cùng dự hội nghị có Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang, cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan.

Sinh viên còn mơ hồ về công nghệ bán dẫn

Tại hội nghị, PGS.TS Vũ Hải Quân - giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM - cho biết hiện mỗi năm Đại học Quốc gia TP.HCM tuyển sinh khoảng 6.000 sinh viên nhóm ngành liên quan đến công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (bao gồm cả đào tạo đại học và tiến sĩ), điện tử viễn thông…

Trong đó, có 8 chương trình trong top 500 thế giới, các nhóm ngành về công nghệ thông tin, điện tử viễn thông đều nằm trong top 400 - 450.

Tuy nhiên, ông Quân cho biết trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển ngành vi mạch của Đại học Quốc gia TP.HCM gặp phải 5 thách thức:

Thứ nhất là nguồn tuyển. Hiện nay các sinh viên vẫn còn mơ hồ về ngành thiết kế vi mạch nói riêng và công nghệ bán dẫn.

Thứ hai là đội ngũ đảm nhận. Ngay cả Đại học Quốc gia quy mô lớn như vậy nhưng tốt nghiệp chuyên ngành về bán dẫn là tiến sĩ chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Thứ ba, chương trình đào tạo mới và thay đổi liên tục.

Thứ tư là chỗ thực tập cho sinh viên. Học ngành này, ngoài những lý thuyết trên lớp còn phải thực tập, thực hành thực tiễn thì mới có thể bắt tay vào làm việc được.

Thứ năm, các nghiên cứu về đổi mới sáng tạo và start-up.

PGS.TS Vũ Hải Quân, giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM - Ảnh: NHẬT BẮC

PGS.TS Vũ Hải Quân, giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM - Ảnh: NHẬT BẮC

Ông Phạm Bảo Sơn - phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội - cho biết hiện trường cung cấp nguồn nhân lực hơn 3.000 sinh viên mỗi năm trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến lĩnh vực này. 

Về các giải pháp trong đào tạo nguồn nhân lực, ông Sơn cho rằng phải tập trung vào ba vấn đề chính gồm đội ngũ giảng viên; hệ thống trang thiết bị, phòng thí nghiệm; thu hút các sinh viên giỏi tham gia trong lĩnh vực này.

Hiện tại, trường có hệ thống phòng thí nghiệm, tuy nhiên những phòng thí nghiệm này chưa tích hợp được công đoạn của công nghiệp bán dẫn.

Ông Phùng Việt Thắng - giám đốc quốc gia Intel tại Việt Nam - cho biết các quốc gia đã phát triển công nghiệp bán dẫn, nhất là các công ty toàn cầu như Intel, đang có những nhu cầu mới cần thay đổi và việc vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn là cơ hội đặc biệt.

Để bắt kịp cơ hội này Việt Nam cần có những kế hoạch rất nhanh, cụ thể. Chiến lược này liên quan đến rất nhiều góc độ từ đầu tư, nguồn lực cho đến con người, hạ tầng công nghệ…

"Trong công nghiệp bán dẫn, có nhiều công đoạn khác nhau và mỗi một công đoạn yêu cầu nguồn nhân lực khác nhau. Chính vì thế dù Việt Nam có một chiến lược chung để phát triển nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn thì cũng cần có kế hoạch hành động riêng và đặc thù cho mỗi đối tượng nhân lực mà chúng ta cần phát triển, phù hợp với thế mạnh của Việt Nam", ông Thắng nói.

Ông Phùng Việt Thắng, giám đốc quốc gia Intel tại Việt Nam - Ảnh: NHẬT BẮC

Ông Phùng Việt Thắng, giám đốc quốc gia Intel tại Việt Nam - Ảnh: NHẬT BẮC

Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Phát biểu kết luận, cho biết với mục tiêu đào tạo 50.000 - 100.000 kỹ sư cho ngành bán dẫn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các quan điểm:

Thứ nhất, coi đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là đột phá của đột phá trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Thứ hai, đa dạng hóa các loại hình đào tạo như đào tạo cơ bản, đào tạo lại, đào tạo chuyển đổi, đào tạo kỹ năng, đào tạo tiến sĩ, đào tạo trong và ngoài nước, đào tạo qua sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, đa dạng hóa mọi nguồn lực, gồm nguồn lực nhà nước, xã hội, nhân dân, phát huy quan hệ Nhà nước - xã hội - thị trường, đẩy mạnh hợp tác công tư.

Về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, Thủ tướng chỉ đạo:

Thứ nhất, hoàn thiện thể chế cho đào tạo nhân lực bán dẫn với cơ chế, chính sách ưu đãi, đặc thù.

Thứ hai, đầu tư cho hạ tầng phục vụ đào tạo nhân lực bán dẫn, gồm cơ sở đào tạo, nhà trường, phòng thí nghiệm, nơi sản xuất…

Thứ ba, đào tạo đội ngũ giáo viên, giảng viên, xây dựng chương trình, giáo trình phù hợp.

Thứ tư, phương thức đào tạo cả tiệm cận và đột phá, cả trước mắt và lâu dài.

Thứ năm, huy động, đa dạng hóa nguồn lực của Nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp…

Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, các cấp, địa phương, doanh nghiệp, đại học, các chủ thể liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ động, tích cực, linh hoạt xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hiệu quả các giải pháp cụ thể phát triển ngành nhân lực bán dẫn.

Thế giới cần 1 triệu nhân lực cho công nghiệp bán dẫn: lợi thế của Việt NamThế giới cần 1 triệu nhân lực cho công nghiệp bán dẫn: lợi thế của Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định tại Hội nghị Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn, do Thủ tướng chủ trì ngày 24-4, tại Hà Nội.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên