04/05/2004 14:45 GMT+7

Trong sách có những bí mật của đạo đức

Theo Văn Nghệ
Theo Văn Nghệ

"Hiện nay chúng ta đang ba hoa về sự cô đơn toàn cầu của nhân loại. Làm thế nào để vượt qua điều đó? Chỉ có đọc sách! Chỉ cuốn sách mới "trò chuyện" với con người không mang tính chất hình thức, mà là một cách tâm tình, khuyên bảo và cung cấp những định hướng cần thiết. Trong sách có những bí mật của đạo đức - quy tắc của lương tâm..."

wJTIWr2I.jpgPhóng to
"Hiện nay chúng ta đang ba hoa về sự cô đơn toàn cầu của nhân loại. Làm thế nào để vượt qua điều đó? Chỉ có đọc sách! Chỉ cuốn sách mới "trò chuyện" với con người không mang tính chất hình thức, mà là một cách tâm tình, khuyên bảo và cung cấp những định hướng cần thiết. Trong sách có những bí mật của đạo đức - quy tắc của lương tâm..."

GS.TSKH.Mikhain Phiôđôrôvích Nhenasep trò chuyện của M. Ph. Nhanasep với phóng viên báo Văn Genadi Zhavôrôncôp.

* Thưa Mikhain Phiôđôrôvích, năm 1991 trong bài báo Nước Nga không đọc sách muôn năm, tôi đã khẳng định rằng một hình thức "kiểm duyệt" mới - sự không đọc sách - sẽ xuất hiện. Và nó sẽ khủng khiếp hơn những hình thức kiểm duyệt trước đây. Tôi không phải là nhà tiên tri, nhưng tất cả đã sụp đổ trong một giờ. Những quyền ưu tiên mới đã đẩy lùi sự đọc sách xuống hàng thứ yếu....

6MrqXTJn.jpgPhóng to
GS.TSKH.Mikhain Phiôđôrôvích Nhenasep nguyên là tổng biên tập báo nước Nga xô viết từ 1978-1986, chủ tịch ủy ban xuất bản quốc gia Liên Xô, giám đốc Đài Phát thanh và truyền hình Liên Xô từ 1986-1991. Hiện nay là Giám đốc Nhà xuất bản Sách nhân văn nga, Thư ký hội nhà báo Nga.
- Trong lĩnh vực tinh thần không thể có quyền ưu tiên. Không nên nói: Chúng ta đưa nhân dân ra khỏi đói nghèo rồi sau đó sẽ quan tâm tới đời sống tinh thần của họ. Đây là một quá trình liên tục, không chấp nhận những quãng lặng. Nếu không sẽ là sự thoái hóa, mà đó là thất bại của dân tộc.

Tôi nhất trí với anh rằng chúng ta đang trở thành một nước không đọc sách, ở đây có hai nguyên nhân. Nguyên nhân khách quan là sự bần cùng hóa. Trước đây hầu như không thể mua sách một cách thoải mái, mà phải xoay xở với giá cao gấp ba, có khi gấp 10 lần. Và giới tri thức phải nhịn ăn, nhịn mặc để mua sách. Hiện nay họ rơi vào cảnh ngộ không thể nhịn được nữa, vì đã nhịn hết sạch rồi.

Nguyên nhân chủ quan là việc xuất bản sách quá đắt đỏ. Dĩ nhiên, chúng ta chưa đạt tới những "đỉnh cao" phương Tây. Ở bên ấy một cuốn sách giá từ 10 đến 50 USD và hơn nữa, còn sách của Nga chỉ giá từ 5 đến 6 USD, nhưng mức sống của chúng ta lại thấp hơn rất nhiều. Xuất bản sách đang trở thành một công việc thô lỗ, không sinh lợi. Về giá giấy chúng ta đã đuổi kịp Châu Âu, nghĩa là hiện nay đã tăng lên 6 lần, giá in cũng vậy. Trong khi đó, giá một cuốn sách tăng lên không đáng kể.

Thêm một nguyên nhân chủ quan nữa là kể từ thời Xô Viết sách chủ yếu được in ở Matxcơva, nghĩa là phải cộng thêm chi phí vận chuyển ngày càng tăng lên.

* Tôi đã có dịp tình cờ chứng kiến cuộc trò chuyện giữa một chủ xuất bản và một tác giả. Chủ xuất bản không hài lòng vì trong bản thảo xác chết đầu tiên xuất hiện ở trang 20, ông ta đòi "chuyển" nó lên trang 3

- Anh muốn gì khi trong số 130 triệu bản sách xuất bản năm 2001 về đề tài văn học có hơn 60% là sách trinh thám và tiểu thuyết ái tình phụ nữ? Sách văn học viễn tượng chiếm chưa đầy 16%, còn văn học cổ điển Nga và thế giới còn lại 15% trong cả nước.

Đặc biệt sự phá sản của sách nhân văn là hết sức rõ rệt. Theo số liệu của Viện sách quốc gia, chỉ có 7 tác giả khéo xoay sở nhất của văn học trinh thám - Akunin, Đônxôva, Puscốp, Đascôva, Marinina, Pôliacôva và Xerôva - trong một năm đã xuất bản một số lượng tác phẩm với tira hơn 30 triệu bản.

* Hiện nay nhân dân đã mệt mỏi vì những vấn đề nghiêm túc?

- Đúng là đã mệt mỏi. Nhưng đối với khán giả, cũng như độc giả, không nên mua vui, mà vẫy gọi họ bước vào thế giới của cái cao cả, vĩnh hằng. Tất nhiên, con đường tới đó dài và khó khăn hơn con đường tới một cốc nước ngọt.

* Vậy làm thế nào để người dân được đọc những cuốn sách đích thực?

- Trước hết cần phải ngay lập tức thực hiện sự bảo hộ của Nhà nước - bảo đảm những chuẩn mực và văn bản pháp lý cần thiết cho việc hỗ trợ xuất bản sách. Xóa bỏ hoàn toàn thuế đối với việc bán sách giáo khoa, sách khoa học, văn học và văn học thiếu nhi. Xác định các quyển ưu tiên xuất bản, soạn thảo chương trình quốc gia xuất bản các loại sách cần thiết về mặt xã hội.

Và thêm nữa...trong mọi thời đại , kể cả hiện nay, giới thanh niên thích đuổi theo những cái thời thượng, sành điệu. Có thể, Nhà nước chúng ta cần phải sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền rằng trở thành con người có học thức và văn hóa hiện nay là thời thượng và sành điệu.

* Giả sử bằng những biện pháp cứng rắn, chúng ta sẽ trả lại cho độc giả sách văn học cổ điển, nhưng đâu rồi nền văn học hiện đại trong cái tam đoạn thức Nga chân chính: thông tin, giáo dục, an ủi?

- Tôi không nghĩ rằng nước Nga đã cạn kiệt tài năng. Đơn giản là cần có thời gian để tích lũy năng lượng mới và những ý tưởng mới. Rồi lại sẽ xuất hiện những nhà văn, những cuốn sách có khả năng tác động tới sự đổi mới tinh thần của nước Nga và trả lời những câu hỏi chính yếu nhất của cuộc sống - không chỉ là sống như thế nào, mà còn sống để làm gì. Trong điều kiện hiện nay chỉ có hai loại văn học đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của giới thượng lưu cầm quyền: loại có khả năng giải trí và loại giúp con người lãng quên. Nhưng không thể tiếp tục mãi như vậy.

Theo Văn Nghệ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên