06/01/2009 21:10 GMT+7

Thêm một kiểu hút thuốc bị động

TRẦN PHƯƠNG (Theo IHT)
TRẦN PHƯƠNG (Theo IHT)

TTO - Không chỉ hít trực tiếp khói thuốc lá từ người khác mới được gọi là hút thuốc gián tiếp. Các chuyên gia y tế Anh khẳng định việc tiếp xúc với những vật dụng bám khói thuốc cũng là một hình thức đưa những chất độc hại vào cơ thể. Do đó ngay cả khi người hút đã rời khỏi hay khói thuốc đã tan hẳn, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe vẫn còn, đặc biệt là đối với trẻ em.

a57zL41B.jpgPhóng to
Hút thuốc bị động cũng nguy hiểm không kém hút trực tiếp - Ảnh: Pureairfacts
TTO - Không chỉ hít trực tiếp khói thuốc lá từ người khác mới được gọi là hút thuốc gián tiếp. Các chuyên gia y tế Anh khẳng định việc tiếp xúc với những vật dụng bám khói thuốc cũng là một hình thức đưa những chất độc hại vào cơ thể. Do đó ngay cả khi người hút đã rời khỏi hay khói thuốc đã tan hẳn, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe vẫn còn, đặc biệt là đối với trẻ em.

Hình thức này được gọi “third-hand smoke” nhằm phân biệt với hình thức hút bị động “second-hand” được biết đến trong thời gian qua, là kết quả nghiên cứu của bệnh viện tổng hợp cho trẻ em tại Boston vừa đăng trên tạp chí Pediatrics.

Sau khi hút, khói thuốc sẽ lưu lại rất lâu trên quần áo và tóc của người hút, đó là chưa kể đến các vật dụng như gối nệm và thảm, và để lại những chất độc hại như kim loại nặng, chất gây ung thư và thậm chí là cả chất phóng xạ. Các chất này sau đó có thể tiếp xúc với trẻ em, đặc biệt khi chúng chơi đùa dưới sàn nhà.

“Mọi người đều biết hút thuốc gián tiếp là không tốt, nhưng họ lại không biết về điều này - bác sĩ Jonathan Winickoff thuộc nhóm nghiên cứu nói - Họ có thể hút khi những đứa trẻ không có ở nhà, hoặc hút trên xe, hoặc thả khói qua cửa sổ xe trong khi trẻ ngồi ở phía sau. Họ cho rằng như vậy là ổn vì chúng không thể hút thuốc gián tiếp được”. Do đó, số người nhận thức được mối nguy hiểm này rất thấp. Khi hỏi ngẫu nhiên 1.500 gia đình Mỹ về tác hại của thuốc lá, chỉ 65% người không hút và 43% người hút thuốc đồng ý rằng “hít thở không khí trong căn phòng mà người ta hút thuốc hôm qua có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ em.

Những người nghiện thuốc thường hút thoải mái tại nhà hay trên xe hơi mà không bị cấm cản. Tuy nhiên, nhận thức được sự nguy hại của hình thức third-hand smoke có thể dẫn đến một lệnh cấm hút thuốc tại nhà, theo bác sĩ Winickoff. Chất độc được hấp thu qua hình thức hút gián tiếp này bao gồm cyanua, butan, toluen… chất phóng xạ polonium-21 cùng 11 chất gây ung thư khác.

TRẦN PHƯƠNG (Theo IHT)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên