Thế giới ảo & thực: Tan vỡ niềm tin

TTCT - Cô hiệu phó một trường cấp II trên địa bàn TP.HCM gọi điện cho tôi cho biết có năm nữ sinh lớp 9, trong đó có hai em học khá giỏi, vào nhà vệ sinh cởi quần áo và chụp hình khỏa thân cho nhau.

Chuyện khoe thân trên mạng của lứa tuổi học sinh, sinh viên trong thời điểm hiện nay không quá hiếm.

Người trẻ và... sexting
Bằng chứng của quá khứ

Minh họa: Bích Khoa

Thậm chí nó được cổ vũ bởi báo mạng với những tít như “nóng bỏng hình ảnh khỏa thân của nữ sinh kinh tế” hay “bỏng mắt với vẻ đẹp của nữ sinh ngoại giao”, những trang Facebook cộng đồng mang tên “gái ngoan” hay “hot girl” cũng tràn ngập hình ảnh mát mẻ của các cô gái trẻ ở lứa tuổi chưa thành niên... Chỉ có những câu chuyện về hệ lụy của chuyện khoe thân đó lại ít nghe ai kể.

1. Trong những ngày làm tư vấn cho một trường cấp II tại TP.HCM, tôi gặp một trường hợp rất đáng tiếc. Đó là một buổi chiều cuối học kỳ một, một em học sinh nữ có dáng vẻ rụt rè bước vào văn phòng của tôi. Em xưng tên là M., học lớp 9. Khi tôi hỏi lý do muốn gặp tôi, đôi mắt đen tuyệt đẹp của em bỗng tràn nước mắt.

Em kể em và một bạn nam tên T. trong lớp yêu nhau. Cách đây khoảng hai tuần, M. có gửi cho T. qua điện thoại di động hình em để ngực trần như một cách để “nhớ về nhau”. Không ngờ một số bạn nam trong lớp mượn điện thoại của T. và phát hiện hình “tươi mát” của M.. Thế là mỗi khi M. xuất hiện thì hầu hết bọn con trai đều tặc lưỡi, huýt gió ầm ĩ lên. M. xấu hổ không muốn sống nữa. Thậm chí em có ý định chết. Cảm giác muốn chết khiến em hoảng sợ và tìm tôi.

Quả thật giải quyết vấn đề này không đơn giản. Tôi phải hẹn gặp tập thể các học sinh nam trong lớp, kiểm tra điện thoại của từng em và răn đe các em nếu có thấy hình M. cũng không được đưa lên mạng vì như thế sẽ vi phạm pháp luật. Cũng may các em nam của lớp chỉ “thấy” thôi chứ chưa kịp chia sẻ cho nhau vì T. không đồng ý và phản ứng rất mạnh.

Tôi gặp mẹ của M. và đưa ra yêu cầu giám sát M. chặt chẽ, tốt nhất là chuyển trường cho M.. Tôi lo rằng thái độ không tốt của các bạn nam trong lớp và những ám ảnh “tội lỗi” có thể làm M. tìm cách tự vẫn.

Cha M. đã bỏ đi từ khi M. còn trong bụng mẹ. Mẹ của em làm trong một tiệm gội đầu matxa. Chị hầu như không để ý gì đến đứa con gái đang tuổi dậy thì. Nghe tôi cảnh báo về nguy cơ M. tự vẫn, mẹ M. vẫn không quan tâm. Chị bất hợp tác với tôi, nêu lý do là “quá bận kiếm cơm” - như lời chị nói. Tôi luôn theo sát và trò chuyện với M..

Cô trò chúng tôi trò chuyện rất nhiều qua điện thoại, vào những buổi tối, có khi tới khuya. Bẵng đi một thời gian ngắn, cứ nghĩ em đã vững vì em ít gọi cho tôi hơn. Nhưng rồi một hôm, em gọi điện báo đã bỏ nhà đi.

Đó là một buổi tối cuối tháng 3. Trong điện thoại, M. khóc òa và nói trong tiếng nấc: “Cô chủ nhiệm biết chuyện và phê phán em nặng lời trước lớp trong một buổi sinh hoạt chủ nhiệm, cô đánh giá em đạo đức hạng C. Các bạn nữ thì quay lưng với em, không ai chơi với em cả. Ba mẹ của T. không biết sao cũng biết chuyện và cấm T. quen với em. T. không điện thoại hay nhắn tin gì cho em nữa. T. chỉ nói với em là “quên T. đi”.

Em chỉ muốn chết thôi cô ơi. Nhưng mà nghĩ tới lời cô, thôi thì em không chết, em phải bỏ đi thôi cô à. Em đang ở Vũng Tàu. Em ở nhà dì ruột và vừa xin phụ bán cho một quán cà phê để kiếm sống”.

Sự học của M. xem như dang dở. Nguy cơ sa ngã cũng đã được đặt ra vì em còn quá nhỏ tuổi, lại lớn lên trong một môi trường thiếu sự quan tâm, chăm sóc của người lớn. Phụ bán một quán cà phê, M. lại quá xinh đẹp, quá yếu mềm và sống tình cảm. Cái quan trọng nhất là khi em nguy khốn thì hầu hết mọi người, kể cả mẹ em, cả T., đều quay lưng với em. Chính vì lý do đó, niềm tin về bản thân của em đã tan vỡ.

Niềm tin về giá trị bản thân chính là điều quan trọng nhất để người ta đứng vững, phấn đấu trong cuộc đời. Mất niềm tin về bản thân khiến cho bất cứ ai cũng dễ dàng sa ngã, thậm chí tự hủy hoại bản thân mình.

2. Mới gần đây thôi, cô hiệu phó một trường cấp II trên địa bàn TP.HCM gọi điện cho tôi cho biết có năm nữ sinh lớp 9, trong đó có hai em học khá giỏi, vào nhà vệ sinh cởi quần áo và chụp hình khỏa thân cho nhau. Hỏi các em lý do thì được bảo đó là một... trào lưu, rằng người lớn (các học sinh cấp III và sinh viên đại học) hay làm thế để khoe với nhau nên các em cũng... bắt chước. Ai tham gia hội nhóm của các em cũng phải có file hình khỏa thân để chia sẻ cho vui.

Sau khi bàn bạc, chúng tôi đồng ý giải pháp là mời phụ huynh các em lên để thông báo sự việc, đề nghị họ cùng kết hợp với nhà trường để nói riêng, khuyên lơn các em. Bởi hình thức kỷ luật nào, nhẹ cách mấy, đều có thể để lại những dấu ấn đáng tiếc cho những hành động bồng bột nhất thời. Chúng tôi nói với các em rằng vẻ đẹp bền vững xuất phát từ tâm hồn, giá trị bản thân nằm ở niềm tin vào cái thiện trong nhân cách chứ không phải từ vẻ ngoài, từ “giao diện đẹp”.

Giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường Việt Nam đang trong thời kỳ khó khăn, khi sự phát triển của mạng xã hội, muốn hay không, nhanh chóng lấp đầy những thiếu vắng của các bài học hay những dặn dò đạo đức. Nếu cha mẹ cứ mải mê kiếm tiền, không có thời gian chăm sóc con cái; nếu nhà trường chạy theo thành tích mà bỏ qua việc giáo dục giá trị sống thì Internet và truyền thông mạng sẽ tiếp tục trở thành một “ông thầy nguy hiểm”.

Tuy nhiên, sau khoảng vài tháng bất hòa và phát hiện bạn trai ngày càng có xu hướng ghen tuông ích kỷ, cô cương quyết chia tay để tìm hướng đi mới. Đau khổ và tức giận, sau nhiều lần thuyết phục, năn nỉ quay lại không thành, B. chuyển sang đe dọa “sẽ khiến em nhận ra chỉ còn một mình tôi có thể yêu em”.

Sáng sớm đó, hàng loạt bạn bè trong danh sách Facebook của Y. kinh hoàng đọc được một bài viết dài dằng dặc trên trang cá nhân Y. do B. đăng tải, nội dung toàn những lời lẽ yêu đương, tiếc nuối, níu kéo, khẳng định Y. hoàn toàn thuộc “quyền” sở hữu của anh ta, đan cài bằng chứng “dữ dội” là vài tin nhắn “mặn nồng” do B. chép lại, thậm chí chụp màn hình điện thoại lại.

Chuyện nhanh chóng lan truyền khắp công ty và bạn bè Y., dù chỉ trong vòng nửa tiếng Y. đã nghe được “hung tin” và nhanh chóng lên xóa sổ, chặn hẳn Facebook B.. Chấn thương tinh thần nặng nề sau chuyện đó, Y. xin nghỉ việc và cô đã mất gần ba tháng về quê ngoại, lánh mặt nơi yên tĩnh, từ từ lấy lại cân bằng.

Cũng gặp rắc rối với sexting, nhưng T. lại rơi vào trường hợp trớ trêu khác. Lần này T. không tham gia “trò chơi” đó mà lại phát hiện bạn trai mình cùng N. - bạn thân cô, là hai nhân vật chính. T. và bạn trai xa nhau sáu tháng do cô đi học nâng cao ở nước ngoài. Ở nhà, đôi lần bạn trai cũng gợi ý T. thử sexting với mình nhưng cô thẳng thắn từ chối.

Về nước, thấy bạn trai vẫn gần gũi, ngọt ngào không thay đổi, cô càng an tâm. Tuy nhiên, mọi thứ hoàn toàn sụp đổ trong một lần vô tình cho người yêu sử dụng máy tính lên mạng, cô vào đăng nhập nhầm Facebook anh. Thì ra một tháng gần đây, anh và N. đã có những cuộc chuyện trò “táo bạo”, thậm chí N. còn gửi cho anh vài tấm ảnh “hở hang” của mình.

Suy sụp dữ dội, T. không chấp nhận nổi bất cứ lời giải thích nào từ bạn trai, đại loại: cả hai chưa hề đi quá giới hạn ngoài đời, thậm chí họ không hề yêu đương mà chỉ là "cô đơn quá, thiếu thốn quá không kiềm chế nổi”... Sau cả tuần dằn vặt, T. quyết định tránh mặt, tạm chia tay. Bởi với cô, dù ảo hay thực thì sexting cho kẻ khác vẫn là một dạng ngoại tình khó tha thứ nổi.

Ở một góc độ khác, cô D. lại bắt gặp chính con gái mình trong trường hợp này. Một lần tình cờ khi cô con gái cưng hiện đang học lớp 11 quên điện thoại ở nhà, cô mở hộp thư đến của con và bàng hoàng phát hiện một vài tin nhắn “khêu gợi quá trớn”. Lục lại phần hộp thư gửi, cô nhận ra thỉnh thoảng con và bạn trai vẫn trao đổi những nội dung “người lớn” như vậy.

Lo sợ và hoảng hốt, dù đã biết con và cậu bé kia có tình cảm trên mức bạn bè và chính mình đã cho phép chúng thân thiết trong sáng từ cả năm nay, nhưng cô không bao giờ ngờ câu chuyện có thể đẩy xa đến mức này. Sự việc xảy ra đã hai tuần nhưng cô vẫn chưa có cách giải quyết khả dĩ ngoài việc bóng gió hỏi han, nhắc nhở con. Nói cho cùng, những động thái đó chưa thể đủ để cô an tâm, thanh thản.

“Tôi quá sức bối rối và hoang mang, thật lòng chỉ muốn cấm tiệt ngay chúng nó và tịch thu điện thoại, máy tính của con bé nhưng quả không thể. Làm cha mẹ bây giờ khổ sở quá, đã trót thể hiện ra “dân chủ” với con, giờ sao bỗng dưng đâm ra bế tắc đến mức không biết cư xử thế nào cho hợp tình mà con không thấy bị xâm phạm, xúc phạm rồi đâm ra phản kháng?” - cô D. tâm sự.

Kỳ tới: Đối phó với sexting

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận