Phân tích trong 100 gam lá sen cạn tươi thu được 265mg vitamin C. Ngoài ra trong toàn cây còn chiết được nhiều khoáng vô cơ như sulfua, sắt, manhê, phôtpho và chất tromalit có tác dụng kháng khuẩn gram dương và gram âm, nhưng lại không ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột. Chất kháng khuẩn tập trung nhiều ở hạt, có mùi thơm, màu hơi vàng nhạt.
Sen cạn có tác dụng điều trị các chứng sau đây:
Chữa bệnh hoại huyết; các rối loạn của phế quản và phổi như ho, cảm lạnh, viêm phế quản mãn tính; chữa các bệnh của thận như viêm bàng quang, viêm cầu thận; làm mau lành vết thương, giảm đau; chữa đẹn ở trẻ em; chữa giun sán; chữa bệnh nấm móng, nấm kẽ tay, chân; chống táo bón; chữa rối loạn kinh nguyệt; giúp trẻ hóa (do chứa nhiều acid phosphoric, tinh dầu có sulfua, flavonoit và vitamin C); chống ung thư nhờ chứa nhiều hoạt chất flavonoit và polyphenol; chống nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, các viêm nhiễm ngoài da; bổ mắt, tăng cường thị lực, chống nhiễm trùng giác mạc (dùng quả xanh)...
Cách dùng:
- Hãm nước sôi hoặc sắc lấy nước uống: lấy một nắm nụ hoa hoặc hạt cho vào 1 lít nước sắc còn 300ml, uống liền sau bữa ăn, ngày 2-3 lần. Hoặc 15-30 lá cũng sắc trong 1 lít nước đun cạn còn 300ml, chia ba lần uống trong ngày. Nước sắc đem súc miệng sẽ giúp răng chắc hơn.
- Dạng ngâm rượu: lấy 50-100 gam lá tươi ngâm trong 1 lít rượu trắng khoảng 15 ngày, lọc, đóng chai kín. Ngày uống ba lần, mỗi lần một muỗng cà phê, có thể dùng trong nhiều ngày.
- Có thể nghiền quả chín khô hay tươi hoặc hạt với liều 0,5-0,6 gam, với một tí đường hoặc mật ong, uống ngay trước khi đi ngủ sẽ giúp nhuận trường và dễ đi tiêu vào sáng sớm.
Sen cạn có thể gây kích ứng trên niêm mạc dạ dày, nên uống sau khi ăn và thận trọng khi dùng với người viêm loét dạ dày.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận