Katayoun Khosrowyar & bóng đá nữ Iran

NGUYỄN VŨ 12/04/2008 22:04 GMT+7

TTCT - Nếu có cuộc bầu chọn “Hoa khôi đá bóng” ở vòng loại thứ hai Giải bóng đá nữ châu Á 2008 (vừa kết thúc tại Trung tâm thể thao Thành Long, tp.hcm hôm 28-3), tuyển thủ Iran Khosrowyar là cái tên sáng giá nhất! không chỉ nổi bật bởi bề ngoài xinh đẹp, cô gái 21 tuổi này còn có trình độ và chơi bóng giỏi - điều quả là lạ so với một cô gái Hồi giáo chính thống...

Phóng to
Khosrowyar tinh nghịch khi vừa đến sân bay Tân Sơn Nhất
TTCT - Nếu có cuộc bầu chọn “Hoa khôi đá bóng” ở vòng loại thứ hai Giải bóng đá nữ châu Á 2008 (vừa kết thúc tại Trung tâm thể thao Thành Long, tp.hcm hôm 28-3), tuyển thủ Iran Khosrowyar là cái tên sáng giá nhất! không chỉ nổi bật bởi bề ngoài xinh đẹp, cô gái 21 tuổi này còn có trình độ và chơi bóng giỏi - điều quả là lạ so với một cô gái Hồi giáo chính thống...

Trong giao tiếp thông thường, các tuyển thủ nữ Iran luôn e dè khi tiếp xúc với nam giới, đặc biệt không được bắt tay cho dù là chào hỏi xã giao. Còn trên sân bóng, họ ra sân thi đấu với trang phục kín mít từ đầu đến chân. Thậm chí khi bị chấn thương nằm trên sân, các tuyển thủ nữ Iran cũng nén đau lăn mình vào cáng cứu thương chứ không để bàn tay các chàng trai khiêng cáng chạm vào...

Từ một cô gái Mỹ...

Ngay khi đặt chân đến sân bay Tân Sơn Nhất hôm 20-3, Khosrowyar đã gây sự chú ý lớn với giới truyền thông. Giấu trong tấm khăn choàng đặc trưng của đạo Hồi nhưng Khosrowyar vẫn hiện ra với khuôn mặt đẹp và là cầu thủ nữ Iran duy nhất “dám” cười đùa vui vẻ và làm duyên trước ống kính khi được chụp ảnh.

Nhưng nếu biết rõ về Khosrowyar, có lẽ sẽ chẳng ai còn thắc mắc cô mang trong người đến bốn dòng máu khi ba là người Iran lai Thổ Nhĩ Kỳ, còn mẹ mang hai dòng máu Nga và Pháp. Chưa kể Khosrowyar được sinh ra tại Mỹ năm 1987 và chỉ trở về quê nhà Tehran (Iran) lần đầu tiên năm 2005 - thời điểm đội tuyển bóng đá nữ Iran bắt đầu được thành lập. Chính những năm tháng sinh sống ở Mỹ và châu Âu (Tây Ban Nha và Anh) đã giúp Khosrowyar có suy nghĩ khá thoáng, thích nghe nhạc dance, xem các bộ phim lãng mạn của Mỹ và đặc biệt là nói rất tốt tiếng Anh.

Đây là một lợi thế quan trọng bởi khi đội tuyển Iran đi thi đấu quốc tế, Khosrowyar luôn là một phiên dịch viên đắc lực cho HLV trưởng Sharzad Mozafar. Càng đáng nể hơn khi biết rằng các đồng đội của cô, thậm chí là ban huấn luyện, không ai nói giỏi tiếng Anh.

... đến tuyển thủ bóng đá nữ Iran

Phóng to
Tuổi thơ của Khosrowyar rất hiếu động nếu so với các cô gái cùng trang lứa khác. 5 tuổi, cô đã mê mẩn trái bóng tròn và rồi chơi bóng thường xuyên khi bắt đầu đi học tại Mỹ. Không chỉ thi đấu bóng đá, Khosrowyar còn chơi nhiều môn thể thao khác như chạy bộ, cầu lông và cả bóng rổ dù chỉ cao 1,67m.

Ở Iran, phụ nữ không được khuyến khích chơi thể thao, thậm chí không được đến các sân vận động lớn để cổ vũ đội tuyển bóng đá nam thi đấu. Chính vì vậy, những ngày đầu tiên đến với bóng đá của các cô gái Iran quả là cực khổ khi họ phải tập luyện trong những căn phòng kín hay các sân nhỏ không có bóng dáng nam giới nào lui tới. Khó khăn càng gấp bội khi họ phải chơi bóng trong trang phục kín mít nên rất nóng và khó khăn trong di chuyển.

Vượt trên tất cả, tình yêu bóng đá đã giúp đội tuyển bóng đá nữ Iran được thành lập vào năm 2005. Khi đó được nghỉ hè, Khosrowyar từ Mỹ về nước để thăm ba đang sinh sống tại Tehran. Mê thể thao và đặc biệt là muốn duy trì thể lực, Khosrowyar bắt gặp những buổi tập đầu tiên của đội tuyển bóng đá nữ Iran và xin vào tập chung - dù gặp bất tiện khi phải khoác lên mình trang phục kín mít vốn quá xa lạ trong 18 năm trời sống ở phương Tây. Cô kể lại: “Những ngày đầu tiên mặc không quen nên nóng khủng khiếp. Đã vậy di chuyển càng khó khăn, may mà nhờ tôi đã làm quen với bóng đá từ trước nên thích nghi khá dễ dàng”.

Dĩ nhiên bóng đá nữ Iran không thể bỏ qua một tài năng như Khosrowyar. Cô được HLV trưởng Sharzad Mozafar thuyết phục tham gia đội tuyển nữ Iran để rồi quyết định ở lại hẳn quê nhà. Lý giải về điều này, Khosrowyar nói: “Tôi suy nghĩ rất nhiều về chuyện này và cuối cùng nhận lời. Đơn giản tôi muốn đóng góp chút gì đó cho quê hương, muốn được bình đẳng như nam giới cũng như có thể thay đổi cách nhìn của mọi người về phụ nữ Hồi giáo. Qua bóng đá, chúng tôi muốn chứng minh rằng phụ nữ Iran cũng biết chơi bóng không tệ chút nào”.

Mong ước!

Phóng to
Đội nữ Iran hát quốc ca trước trận đấu
Qui định hà khắc nên đội tuyển bóng đá nữ Iran không hề được đá tập với các đồng nghiệp nam như các đội bóng khác trên thế giới. Điều này rõ ràng là một bất lợi, không thể giúp các tuyển thủ nữ Iran tiến bộ nhanh như sự thừa nhận của bà Farideh Snoiyaei - trưởng đoàn bóng đá nữ nước này.

Nhưng vượt qua tất cả, Khosrowyar và các cô gái Iran đã chứng minh rất tốt khả năng chơi bóng của mình tại sân chơi châu lục đầu tiên được góp mặt. Ở vòng loại thứ nhất Giải bóng đá nữ châu Á 2008 diễn ra hồi tháng mười năm ngoái, đội tuyển nữ Iran đã thắng Ấn Độ 5-4 sau hai lượt để giành vé dự vòng loại thứ hai tại VN. Thảm bại 1-4 trong trận mở màn nhưng các cô gái Iran càng chơi càng hay khi chỉ thua ngược Myanmar 1-2 sau khi dẫn trước và hạ “bà chị” Đài Loan mạnh hơn hẳn với tỉ số 3-2 trong lượt trận cuối.

Không đoạt vé dự vòng chung kết nhưng màn trình diễn xuất sắc tại VN đã khiến các cô gái Iran mừng đến không ngủ được. Điều này cũng dễ hiểu khi hơn hai năm trời thành lập, họ chỉ tập chay với nhau và chỉ có một trận giao hữu quốc tế trước một CLB của Đức, nên thành tích trên tại đấu trường châu lục quả là điều không thể không tự hào.

Khosrowyar tiếc rẻ: “Cái thiếu lớn nhất của chúng tôi chính là kinh nghiệm thi đấu. Mặc dù thi đấu không đến nỗi nào qua vòng loại thứ hai Giải bóng đá nữ châu Á, nhưng giá mà chúng tôi có nhiều cơ hội cọ xát hơn nữa thì kết quả sẽ còn tốt hơn rất nhiều. Tôi hi vọng thành công tại VN sẽ giúp chúng tôi được tạo điều kiện cọ xát trong thời gian tới. Tôi cũng mong được mời đội tuyển bóng đá nữ VN sang Iran đá giao hữu bởi vì các bạn là đội bóng mà tôi ấn tượng nhất tại vòng loại thứ hai”.

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận