![]() |
GS-TS Trần Văn Khê trong buổi giao lưu và triển lãm Nhạc hội đàn tranh châu Á chiều 1-9, tại Cung văn hóa Lao động TP.HCM - Ảnh: H.SƠN |
Tất cả các đoàn Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và chủ nhà VN đều có mặt và các nghệ sĩ nữ đều xúng xính trong các bộ lễ phục đặc trưng của nước mình. Mỗi đoàn được dành một khu vực riêng để triển lãm ảnh giới thiệu về các thành viên, nghệ sĩ của đoàn và các hoạt động tiêu biểu trong và ngoài nước.
Trước mỗi khu vực đều có trưng bày các nhạc cụ đặc trưng riêng của từng nước như đàn tranh (VN), Koto (Nhật Bản), Geomungo và Gayageum (Hàn Quốc), Guzheng (Trung Quốc, Đài Loan). Ngoài ra còn một khu vực dùng để triển lãm các hình ảnh về Nhạc hội đàn tranh châu Á lần 1 diễn ra cách đây 8 năm (2000).
GS-TS Trần Văn Khê đã có cuộc trò chuyện thân mật đầu tiên vừa mang tính xã giao, vừa giới thiệu khái quát về lịch sử, sự giống và khác nhau cũng như một số giai thoại vui về các loại đàn tranh các nước.
Ngay sau đó khán giả và các báo, đài được giao lưu trực tiếp với nghệ sĩ các nước và xem họ biểu diễn thử.
![]() |
Đông đảo khán giả vây quanh các nghệ sĩ Nhật Bản xem biểu diễn đàn Koto |
Trong đó, GS Ishise Akiko (tóc bạc) là người lớn tuổi nhất tại liên hoan lần này khi đã 70 tuổi |
![]() |
GS Wei Tei Don (đoàn Đài Loan) giới thiệu đàn Guzheng dây đôi rất đặc biệt, phát ra âm thanh rất mạnh giống như đàn măngđôlin vậy |
![]() |
Nghệ sĩ trẻ Funa (TRung Quốc) được khán giả vỗ tay tán thưởng liên tục bởi những động tác biểu diễn rất điêu luyện |
![]() |
Nghệ sĩ Kim Hee Sun giới thiệu đàn Gayamungo (Hàn Quốc) |
![]() |
Còn đây là ba nghệ sĩ đại diện cho ba miền của VN (từ trái sang): Trà My (Hà Nội), Hồng Nga (Huế) và Hải Phượng (TP.HCM) |
Tối nay 1-9, Nhạc hội đàn tranh châu Á (lần 2-2008) sẽ chính thức khai mạc tại hội trường A Cung văn hóa Lao động. Các đoàn sẽ có buổi biểu diễn đầu tiên với các tiết mục mang tính giới thiệu như: hòa tấu đàn tranh Xàng xê và Nhạc lễ miền Nam (do CLB Tiếng hát quê hương mở đầu).
Đoàn Nhật Bản biểu diễn Concerto cho Koto và Sangen số 10. Đoàn Trung Quốc với tam tấu đàn Guzheng (dành cho đàn tranh Dongxiao và Yehu). Đoàn Hàn Quốc thì độc tấu Geomungo và tam tấu Gayageum. Còn đoàn Đài Loan thì hòa tấu Guzheng với nhạc phẩm Đài Loan tươi đẹp. Nhóm đàn tranh Trường Đài Bắc tại TP.HCM kết thúc chương trình bằng tiết mục hòa tấu Dance music of Ami Tribe.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận