Đồng Phước Kiều

MAI HƯƠNG - XUÂN QUÍ 18/09/2012 23:09 GMT+7

TTCT - Làng đúc đồng Phước Kiều thuộc xã Điện Phương (huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) hình thành từ hơn 400 năm nay. Theo lời những nghệ nhân cao niên, từ xưa làng đã nổi tiếng với các loại nhạc cụ truyền thống như thanh la, chiêng, tạ... và các vật dụng, hàng mỹ nghệ bằng đồng.

Những sản phẩm của làng nghề được các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên - Huế, Bình Phước và đồng bào dân tộc Tây nguyên ưa chuộng.

Phóng to
Những sản phẩm đồng Phước Kiều được bày bán trên quốc lộ 1A

Những sản phẩm làm ra hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, trong đó chiêng và thanh la là đặc sản với độ ngân vang xa và những thang âm chuẩn mực. Nhờ kỹ thuật pha kim và trình độ thẩm âm của các lão nghệ nhân mà hai loại nhạc khí này được khách hàng khắp nơi đánh giá không đâu sánh bằng.

“Kỹ thuật lấy tiếng nhạc khí là nét riêng của làng Phước Kiều, nhờ đó có thể phân biệt nhạc khí nơi đây với những nơi khác. Người có khả năng thẩm âm phải hội tụ được hai yếu tố: đôi tai tinh nhạy và khả năng am hiểu sâu sắc âm thanh đặc trưng của từng vùng miền dân tộc” - ông Dương Ngọc Sang (76 tuổi, có 60 năm làm nghề), một trong ba nghệ nhân còn lại trong làng có khả năng thẩm âm chuẩn mực, chia sẻ.

Phóng to
Khuôn càng công phu, tỉ mỉ càng tạo được độ chính xác cho sản phẩm
Phóng to
Nguyên liệu được lấy từ đồng phế liệu
Phóng to
Tháo khuôn đúc sau khi nhiệt đã giảm và đồng đã đông đặc
Phóng to
Khi đổ đồng, rất cần sự phối hợp ăn ý của những người thợ
Phóng to
Khi nấu đồng phải xem nước đồng đã chảy đều chưa, vừa độ chưa và tính toán sao cho nấu vừa đủ để đúc sản phẩm không thừa không thiếu
Phóng to
Nghệ nhân Dương Ngọc Sang, 60 năm làm nghề, đang thẩm âm một chiếc thanh la
Phóng to
Những chiếc lư đồng như thế này có giá 3,5-3,8 triệu đồng

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận