Quốc hội thảo luận dự luật cạnh tranh:
![]() |
Bộ Thương mại Lê Danh Vĩnh |
- Dự thảo Luật cạnh tranh trình ra Quốc hội kỳ này là dự thảo lần thứ 10 đã được ban soạn thảo tiếp thu, hoàn chỉnh sau khi có nhiều cuộc hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp (DN), các chuyên gia trong và ngoài nước. Thuận lợi cho chúng ta trong quá trình soạn thảo Luật cạnh tranh là hiện đã có 83 quốc gia và vùng lãnh thổ có luật tương tự nên những kinh nghiệm đúc rút được có khá nhiều. Không những thế, một số tổ chức quốc tế, kể cả Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đều đã có các văn bản qui định cụ thể về cạnh tranh và chống độc quyền.
Chúng ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, do đó chúng tôi cũng đã nghiên cứu kỹ những luật, những qui định về cạnh tranh hiện có để hoàn chỉnh dự thảo Luật cạnh tranh của chúng ta. Có thể nói đến giờ tôi nghĩ rằng dự thảo Luật cạnh tranh của VN đã thể hiện rõ quan điểm của chúng ta là tạo một hành lang cơ bản cho việc hình thành môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các DN, đồng thời bảo vệ được quyền lợi người tiêu dùng.
* Một trong những vấn đề đang được quan tâm là độc quyền nhà nước bị các tổng công ty, DN độc quyền lợi dụng gây thiệt hại cho người tiêu dùng, vấn đề này được xử lý ra sao?
- VN đã xác định rõ những lĩnh vực độc quyền nhà nước là những lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Chính vì vậy, dự thảo qui định rõ là Thủ tướng Chính phủ sẽ có những quyết định áp dụng linh hoạt trong một số trường hợp đặc biệt.
Ngoài một số trường hợp đặc biệt ra, các DN độc quyền cũng vẫn phải tuân theo các qui định về cạnh tranh và những qui định về cấm lạm dụng vị thế độc quyền để cạnh tranh không lành mạnh. Đồng thời vấn đề chống tập trung kinh tế, hình thành các DN chiếm trên 50% thị phần, có khả năng khống chế thị trường đã được qui định rất rõ trong dự thảo lần này. Cách tiếp cận của chúng ta là DN khi nắm giữ vị trí thống lĩnh thị trường thì chưa bị coi là phạm luật. Chỉ khi nào các DN lợi dụng vị trí thống lĩnh đó để cạnh tranh không lành mạnh mới bị coi là phạm luật và phải bị xử lý.
* Hiện vẫn còn có sự phân biệt DN nhà nước và DN không phải của Nhà nước. Liệu bình đẳng cạnh tranh có được đảm bảo khi mà vẫn còn sự phân biệt đó, thưa ông?
- Chúng ta đã có một lộ trình sắp xếp lại DN nhà nước, tách rời hoạt động quản lý nhà nước với các hoạt động của DN. Chẳng hạn như Bộ Thương mại, tới đây sẽ chỉ còn Petrolimex và Petec là có cổ phần chi phối của Nhà nước thôi, các DN khác sẽ không còn trực thuộc Bộ Thương mại nữa. Như thế việc cạnh tranh bình đẳng giữa các DN là hoàn toàn có thể bảo đảm.
* Những trường hợp các cơ quan hành chính nhà nước đưa ra những quyết định không khách quan liệu có bị điều chỉnh không, thưa ông?
- Vẫn bị xử lý chứ. Vấn đề này chúng ta học của Trung Quốc. Trong Luật cạnh tranh của họ có hẳn một chương về độc quyền hành chính, trong đó qui định về cách xử lý đối với những trường hợp cơ quan hành chính đưa ra một quyết định có lợi cho DN này và có hại cho DN khác.
Trong dự thảo Luật cạnh tranh của chúng ta cũng có điều khoản qui định về trường hợp này. Cơ quan quản lý nhà nước bản thân họ không thể tạo ra cạnh tranh, do đó không thể coi là đối tượng điều chỉnh trong luật như các DN. Chỉ cần trong luật có điều khoản giám sát về những quyết định của cơ quan quản lý đối với môi trường cạnh tranh là đủ.
NHẬT LINH thực hiện
Trong cách hiểu thông thường cũng như trong phân vùng, miền, nước ta được phân ra thành ba miền Bắc - Trung - Nam và nhiều vùng khác nhau như Tây Bắc, đồng bằng Bắc bộ, Tây Nam bộ… Nếu lấy thị phần 30% của DN trên “thị trường địa lý liên quan” giới hạn ở vùng mà DN đóng trụ sở chính để cấm DN thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, hoặc phải kiểm soát vị trí thống lĩnh thị trường và tập trung kinh tế thì rất bất hợp lý và cản trở sự phát triển của DN. Bởi lẽ DN chỉ mới lớn lên ở nơi họ sinh ra đã bị chặn lại thì không thể đủ lực mà vươn ra cả nước chứ đừng nói gì đến việc trở thành tập đoàn mạnh trên thế giới. Theo dự luật, hành vi “thỏa thuận giá bán lại giữa các bên hoạt động trong các giai đoạn khác nhau của cùng một quá trình sản xuất hay phân phối” sẽ bị cấm. Tôi cho rằng qui định như vậy chưa thỏa đáng. Trong kinh doanh có hai loại thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ: thỏa thuận hàng ngang và thỏa thuận hàng dọc. Trong đó thỏa thuận hàng ngang là thỏa thuận giữa các DN sản xuất, kinh doanh những mặt hàng giống nhau hoặc có thể thay thế cho nhau. Còn thỏa thuận hàng dọc là thỏa thuận giữa DN với nhà cung cấp và khách hàng của mình - thỏa thuận này là đương nhiên và hầu hết có lợi cho người mua hàng. Có lẽ ban soạn thảo sợ rằng khi các DN thỏa thuận ấn định giá bán vật tư, phụ tùng, linh kiện… trong các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất, phân phối (nhất là mánh khóe “chuyển giá” giữa các công ty mẹ và công ty con) sẽ làm tăng giá sản phẩm cuối cùng, gây thiệt thòi cho người sử dụng và Nhà nước thất thu thuế. Theo tôi, điều đó chỉ đúng khi sản phẩm có tính độc quyền hoặc các DN có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc khi cung quá nhỏ so với cầu; còn trong điều kiện bình thường, không DN nào dám nâng giá bán bất hợp lý khi có đối thủ cạnh tranh bên cạnh. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận