08/01/2008 10:25 GMT+7

Để sạch như Singapore, quá nhiều việc phải làm!

T.H.A.C (Bến Tre)
T.H.A.C (Bến Tre)

TTO - Quả đúng là việc làm cho đường phố sạch rác không phải là một sớm một chiều. Tuy nhiên phải nhận thấy rằng ý thức của người dân về việc giữ vệ sinh chung còn quá kém.

hbLSrdMF.jpgPhóng to
TTO - Quả đúng là việc làm cho đường phố sạch rác không phải là một sớm một chiều. Tuy nhiên phải nhận thấy rằng ý thức của người dân về việc giữ vệ sinh chung còn quá kém.

Làm thế nào để sạch như Singapore?

Trong công viên, những cặp nam thanh nữ tú vô tư vứt vỏ đậu phộng, xác mía, bao ni lông... ngay dưới chân băng đá. Tôi dẫn đứa con trai bốn tuổi đi dạo công viên, nhìn thấy cảnh xả rác đó con tôi hỏi: "Cô dạy có xả rác không mẹ?". Cô có dạy nhưng lâu quá những người lớn đó chắc đã quên rồi (Tôi nghĩ bụng). Thực ra tôi tôi không biết phải trả lời với con tôi như thế nào cho phù hợp. Tôi chỉ biết hỏi lại con: "Vậy chứ con thấy xả rác có tốt không?". Con tôi vẫn nhận ra đó là điều không tốt.

Rồi rất nhiều lần đi trên đường quốc lộ, tôi giật mình vì những bịch rác từ trong ô tô khách vèo qua mặt, có khi cả một bãi nước bọt nữa chứ...Nhưng cũng phải thấy một phần lỗi từ các nhà quản lí. Công tác tuyên truyền chưa thật sự sâu rộng và mức phạt chưa đủ mạnh đối với những người thiếu ý thức. Bên cạnh đó, việc đặt các thùng rác ở những nơi công cộng còn quá hiếm. Vậy thì rác phải để vào đâu?

Con tôi còn nhỏ, mỗi lần đi qua phà thường hay ăn bánh, uống sữa, sau khi ăn tìm một thùng rác không ra. Vậy là hai mẹ con đành phải cầm rác về nhà (khoảng 10km). Dọc các đường đi, tìm thùng rác cũng không phải là chuyện dễ. Đối với những người ý thức đã kém rồi thì tội gì mà phải cầm rác về nhà. Vứt đại xuống đường cho rãnh tay.

Ở quê tôi có một tuyến đường văn minh, nhưng đi độ 10m là có vài cái bịch đen để ở bên vệ đường, hay cái vỏ bánh bay là là trên mặt đường. Thỉnh thoảng tôi cũng có nhặt những cái bịch bay đó, chỉ thỉnh thoảng thôi vì tôi còn chút mặc cảm vì sợ người ta bảo là "làm nổi", là "khùng". Tôi cũng bắt gặp những người nhặt rác như vậy và họ cũng là đối tượng gây chú ý cho người đi đường. Cứ như vậy thì bao giờ đường phố mới thật sự xanh và sạch?

Tôi thường hay xem phim nước ngoài. Tôi thấy người nước ngoài dạy học sinh có ý thức trong mọi vấn đề từ thuở nhỏ. Với rác, người ta có nhiều thùng rác khác nhau. Khi các em mang rác đi đổ cũng phải phân loại rác, rác loại nào thì cho vào thùng nào...

Tôi nghĩ giáo dục trong nhà trường cho thế hệ trẻ là điều cấp thiết, phải làm. Việc giáo dục này cần phải theo các em liên tục trong suốt quá trình học tập, để nó ăn sâu vào tư tưởng vào ý thức của các em. Và cũng xin đừng chỉ dạy các em chỉ đến hết cấp mẫu giáo hoặc tới bậc tiểu học là cùng, như sai lầm trong việc giáo dục ý thức tuân thủ luật giao thông hiện nay.

Không riêng gì Singapore, tại nhiều nước, muốn sạch họ còn phải có kỷ luật thép. Các hình thức kỷ luật áp dụng cho tất cả mọi người dân. Không có ngoại lệ. Ngay cả lãnh đạo của đất nước nếu vi phạm cũng phải chấp nhận hình phạt như người dân thường.

Vi phạm phải nộp phạt một số tiền khá lớn và không có miễn trừ. Nếu không có tiền, người dân phải làm vệ sinh công ích, bất kể giai cấp trong xã hội, trong một thời gian tương ứng. Ngay cả công chức chính quyền các cấp, công an các cấp, quân nhân các cấp đều phải chấp nhận hình phạt.

Như vậy một người trước khi dự định vi phạm điều gì, thí dụ vứt mẩu thuốc lá trên lối đi công cộng, cũng phải cân nhắc. Xã hội chúng ta còn có quá nhiều điều miễn trừ. Đó cũng là yếu tố quan trọng làm chúng ta lâu sạch bằng Singapore.

Tôi hiện đang là sinh viên du học ở Nhật và xin nêu lên 1 vài điều thấy được ở đây. Ở Nhật, tuy không được sạch bong như Singapore, nhưng bạn sẽ khó tìm thấy rác ở bất cứ đâu, dù đó là siêu thị, vỉa hè, nhà ga. Và điều làm tôi ngạc nhiên là lực lượng dọn dẹp vệ sinh của họ không nhiều và rất hiếm khi bắt gặp những con người này. Họ làm điều đó như thế nào? Dựa trên ý thức của mọi người.

Tôi vốn sinh ra ở TP.HCM, trước đây tôi cũng có ý thức là không xả rác ra đường và cố tuân thủ theo điều đó, nhưng đôi khi, tôi cũng xả rác ra đường. Bởi 2 lý do: thật khó để tìm được 1 thùng rác công cộng trên đường phố, mà có những thứ không vứt đi thì rất bất tiện cho việc chạy xe, nếu có thùng rác công cộng thì gần như xung quanh đó rất dơ bẩn, bởi các hộ dân xung quanh "tranh thủ" đổ rác gia đình vào trong và xung quanh những thùng rác ấy, rất khó chịu khi phải tiếp cận những thùng rác này.

Lý do thứ 2: ý thức. Ở Nhật, mọi người không ai nói gì nhưng ai cũng có ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng, không ai xả rác ra đường, nơi công cộng, và điều đó tạo nên 1 áp lực khiến ai cũng phải tuân theo, ngay cả những người ngoại quốc như tôi.

Trường tôi học có rất nhiều du học sinh từ khắp nơi, từ châu Phi, Nam Á v.v...với trình độ nhận thức rất khác nhau, nhưng khi đặt chân đến Nhật, mọi người đều chịu áp lực, đều phải tuân theo những gì mà tất cả đang làm. Như vậy, nếu việc không xả rác là thói quen của tất cả mọi người, thì sẽ có ngày càng ít hơn những người dám xả rác trên đường. Ở Nhật, dù chỉ là 1 vỏ kẹo nhỏ xíu cho đến những thứ rác lớn hơn, tôi đều phải mang theo mình cho đến khi tìm thấy thùng rác công cộng.

Thêm 1 vấn đề là việc phân loại rác, tôi nghĩ Việt Nam cũng đến lúc nên tiến hành. Rác cháy được như giấy, thực phẩm, và những thứ hữu cơ khác phân loại riêng, chai thủy tinh, hộp nhựa, lon phân lọai riêng. Làm như vậy, chúng ta có thể tận dụng triệt để hơn nguồn tài nguyên, và dù là rác thì mọi thứ đều có trật tự, ngăn nắp hơn. Thiết nghĩ, đó cũng là 1 bước để nâng cao ý thức về rác của mọi người.

Tóm lại, tất cả mọi vấn đề đều bắt nguồn từ nhận thức, tự nhận thức. Tự nhận thức bắt nguồn từ giáo dục trong gia đình, nhà trường và phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh việc uốn nắn những "người lớn" bằng xử phạt, như 1 biện pháp đối phó và dần xây dựng ý thức trong xã hội, chúng ta nên tập trung giáo dục những em nhỏ, lứa tuổi nhanh học hỏi nhất và ngây thơ nhất. Việc này không thể làm trong 1 ngày, chúng ta phải giáo dục 1 thế hệ để từ thế hệ đó, con cháu của họ sẽ noi gương theo họ. Như Singapore, họ mất 20 năm, nhưng nếu không bắt đầu thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ làm được. Có nhận thức thì không chỉ có vấn đề rác mà chúng ta còn giải quyết được rất nhiều vần đề xã hội khác.

Đứng về góc độ của người dân, tôi cũng đồng tình rằng chuyện vứt rác bừa bãi là có thật. Nhưng chưa hẳn là do ý thức của người dân quá kém mà chúng ta cần nhìn từ nhiều góc cạnh khác nhau và đặt vấn đề thực tế hơn 1 chút : Tại sao lại có hành động đó ? Tại sao người dân lại vứt rác bừa bãi như thế ? Tại sao người dân lại có thói quen đó ? và hàng loạt câu hỏi tại sao nữa …

Trong thời đại hội nhập, người dân nào cũng mong muốn một Việt Nam sạch đẹp, một Việt Nam hiện đại. Vấn đề ý thức, thiết nghĩ không phái một sớm 1 chiều là có được mà chúng ta cần phải tuyên truyền rộng rãi và đưa vào chương trình học ngay từ bậc mẫu giáo. Và cuối cùng cần phải đặt nhiều thùng rác hơn nữa ! Chúng tôi rất tâm đắc lời nói của ông Jimmy Chua – Singapore cho rằng xử phạt chỉ là một góc của vấn đề. Theo tôi, xây dựng ý thức tự giác từ lúc còn trẻ là vấn đề rất quan trọng, nên đặc biệt quan tâm".

Đọc bài "Làm thế nào để sạch như Singgapore?", tôi mừng lắm vì lãnh đạo TP. đã quan tâm đến vấn đề này rồi. Tôi là người hay đi bộ nên dễ dàng thấy TP. mình dơ quá.

Nhà nước kêu gọi việc trả lề đường cho người đi bộ rất nhiều nhưng tôi thấy các lề đường nếu có được trả thì cũng khó sử dụng được vì phần lớn nó quá bẩn (không tiện nói ra nhưng chắc ai cũng hiểu), còn lòng đường (nơi giáp với lề đường) thì đầy rác (nhất là các miệng cống) và đọng nước. Thiết nghĩ, khi tráng nhựa đường, các nhà thi công lưu ý phần tiếp giáp này nên làm cho phẳng.

Tôi rất đồng ý với Ông Nguyễn Đăng Nghĩa về việc phóng uế bừa bãi của một bộ phận dân cư (nhất là nam giới), thật đáng xấu hổ và nhức nhối. Đề nghị có mức xử lý thật nặng. Rác cũng là nguyên nhân gây ngập đường xá. TP. nên xử lý nghiêm những vấn đề gây ô nhiễm môi trường.

T.H.A.C (Bến Tre)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên