​Con lai - chương buồn cuối của cuộc chiến

THANH TUẤN 02/05/2015 19:05 GMT+7

Ước tính có ít nhất khoảng 21.000 con lai Mỹ đang sống ở Mỹ và số còn lại khoảng 400 người vẫn đang sống tại Việt Nam. Số phận của nhiều người trong số họ được coi là một trong những di sản dang dở của cuộc chiến.

Ông Võ Hữu Nhân nói chuyện qua Skype với cha mình qua phiên dịch - Washington Post

Chị Nguyễn Thị Thu Thủy vẫn nhớ như in cảm giác lúc bé của mình. Mỗi lần người cha về nhà thường ôm hai đứa em nhỏ nhưng ông không bao giờ ôm ấp chị.

“Ba cũng thương, ông không bao giờ la hay đánh đập nhưng ông không vuốt ve, âu yếm bao giờ - chị Thủy, đang làm thợ may ở khu Đặng Nguyên Cẩn (quận 6, TP.HCM), kể lại - Thường lúc ông ôm các em thì mình cứ ôm cột nhà nhìn mà tủi thân”.

Chỉ đến năm lớp 5, chị Thủy mới biết mình là con lai và là kết quả của cuộc tình giữa mẹ và một lính Mỹ ở khu căn cứ Bình Long. Mẹ chị khi đó là nhân viên kiểm hóa tại khu căn cứ. Tháng 10-1972, sau khi hoàn tất thời gian đóng quân, ba ruột chị Thủy về nước còn mẹ chị thì ở lại.

Về nước, cha ruột chị khi đó vẫn liên lạc với gia đình nhưng do điều kiện nhà ở trong khu ổ chuột tại Thị Nghè nên gia đình thường liên lạc qua một người ở nhà thờ phía ngoài đường chính.

Sau năm 1975, khi người đó di cư, nhà chị Thủy cũng mất liên lạc luôn với người cha. Thông tin duy nhất chị Thủy biết là ông ở Texas, còn lại hầu hết mọi giấy tờ thông tin của ông sau chiến tranh đã mất. Ở nhà, chị còn vài tấm ảnh vàng ố chụp bữa tiệc nhỏ hôm đám cưới giữa mẹ chị và người cha ruột, tấm nào có hình ba rõ nét thì lại không có hình mẹ.

Khi mẹ chị Thủy đi bước nữa, chị được đưa về sống với ngoại ở Long An. Dù là con lai, khuôn mặt và nước da chị Thủy không quá khác biệt so với những đứa trẻ Việt khác nên chị không bị trêu chọc hay xa lánh như nhiều con lai khác.

1990 - Jim và người mẹ Việt Nam của mình cầm một bức ảnh của bà với người chồng Mỹ, cha của Jim. Gia đình này yên ấm cho đến khi người cha quyết định trở về với gia đình cũ mà ông luôn giấu. Ảnh :Catherine Karnow

ADN nói thật

Chị Thủy là một trong khoảng 400 người con lai vẫn còn ở Việt Nam theo tập hợp của hai tổ chức Amerasians Without Borders (Người Mỹ gốc Á không biên giới) và Operation Reunite (Chiến dịch đoàn tụ). Cả hai tổ chức giúp những con lai kiểm tra ADN, từ đó đối chiếu với kho dữ liệu để xem có thể tìm được người thân của họ hay không.

Jimmy Miller, người sáng lập Amerasians Without Borders, trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại gọi vấn đề con lai là một trong những “chương cuối cùng” của cuộc chiến vẫn còn dang dở sau 40 năm. Ông ước tính có ít nhất khoảng 21.000 con lai Mỹ đang sống ở Mỹ và số còn lại khoảng 400 người vẫn đang sống tại Việt Nam.

Một trong những trường hợp mà ông Miller nhắc đến nhiều nhất là Võ Hữu Nhân, 46 tuổi, đang sống tại An Giang và đã tìm được cha ruột của mình là cựu binh Robert Thedford Jr., một phó cảnh sát trưởng nghỉ hưu ở Texas. ADN của ông được xác định hoàn toàn khớp với ADN của cha ông. Hai cha con đã nói chuyện với nhau qua Skype.

“Tôi đã khóc - ông Nhân nhớ lại - Tôi đã mất ba mình trong 40 năm và giờ thì cuối cùng tôi có thể nói chuyện được với ông”. Ông Nhân chỉ nhớ tuổi trẻ của mình là những ngày suốt ngày bị trẻ con trêu chọc. Khi ông hỏi mẹ chuyện này, ông nhớ khuôn mặt của bà rất buồn. Vấn đề của ông Nhân là cha ruột ông đang bị ung thư da rất nặng và các tổ chức hi vọng có thể đưa ông Nhân qua Mỹ khi cha ông còn sống.

“Chúng tôi đã nộp hết thông tin của anh ấy tới Tổng lãnh sự quán Mỹ hai lần nhưng không hiểu sao họ không hề có động thái gì đối với trường hợp của anh Nhân dù chúng tôi đã có bằng chứng rõ ràng” - ông Miller nói.

Nỗi buồn im lặng

Trong khi có một số trường hợp con lai là từ các quan hệ tình cảm, rất nhiều trường hợp là kết quả các cuộc tình ngắn ngủi hay các quan hệ không chính thức khác. Một số đông con lai, cả ở Mỹ và Việt Nam, đều gặp sự phân biệt đối xử, trêu chọc hay bị chính các gia đình bỏ rơi và đưa vào cô nhi viện sau khi sinh ra. Một số cựu binh Mỹ khi nhắc vấn đề này đã chỉ trích đây là sự vô trách nhiệm của các cựu binh.

Phương Thúy bị bỏ rơi trên bậc cửa của một cô nhi viện từ khi còn ẵm ngửa. Ảnh: Catherine Karnow

Chị Elizabeth Hornbeck, sinh năm 1980 ở Kansas (Missouri) và là con lai giữa một người phụ nữ Việt và một cựu binh Mỹ mắc PTSD (hội chứng sang chấn sau chiến tranh). “Chúng tôi không được chấp nhận bởi cả người Việt và người Mỹ - chị Hornbeck kể lại câu chuyện của mình - Hầu hết nghĩ tôi là người Hispanic (gốc Mỹ Latin) và có lẽ là người nhập cư bất hợp pháp... Tôi hầu như không biết mình là nhóm nào”.

Nhóm của ông Miller vẫn đang rất nỗ lực để đưa 400 người con lai và gia đình của họ có thể đoàn tụ, nhưng khó khăn của ông là Chính phủ Mỹ hiện hầu như xử lý rất chậm các trường hợp này. Như trường hợp ông Võ Hữu Nhân, hiện nhóm không rõ có thể đưa ông sang kịp gặp cha khi cha ông còn sống hay không.

“Cả năm ngoái có ba gia đình con lai tới được Mỹ. Nếu Tổng lãnh sự quán Mỹ cho phép với tốc độ một tháng một gia đình sẽ phải cần tới 33 năm để đưa tất cả đoàn tụ” - ông Miller nói. “Như vậy có buồn không?” - ông hỏi.

Chị Nguyễn Thị Thu Thủy vẫn nhớ như in cảm giác lúc bé của mình. Mỗi lần người cha về nhà thường ôm hai đứa em nhỏ nhưng ông không bao giờ ôm ấp chị.

“Ba cũng thương, ông không bao giờ la hay đánh đập nhưng ông không vuốt ve, âu yếm bao giờ - chị Thủy, đang làm thợ may ở khu Đặng Nguyên Cẩn (quận 6, TP.HCM), kể lại - Thường lúc ông ôm các em thì mình cứ ôm cột nhà nhìn mà tủi thân”.

Chỉ đến năm lớp 5, chị Thủy mới biết mình là con lai và là kết quả của cuộc tình giữa mẹ và một lính Mỹ ở khu căn cứ Bình Long. Mẹ chị khi đó là nhân viên kiểm hóa tại khu căn cứ. Tháng 10-1972, sau khi hoàn tất thời gian đóng quân, ba ruột chị Thủy về nước còn mẹ chị thì

ở lại.

Về nước, cha ruột chị khi đó vẫn liên lạc với gia đình nhưng do điều kiện nhà ở trong khu ổ chuột tại Thị Nghè nên gia đình thường liên lạc qua một người ở nhà thờ phía ngoài đường chính. Sau năm 1975, khi người đó di cư, nhà chị Thủy cũng mất liên lạc luôn với người cha. Thông tin duy nhất chị Thủy biết là ông ở Texas, còn lại hầu hết mọi giấy tờ thông tin của ông sau chiến tranh đã mất. Ở nhà, chị còn vài tấm ảnh vàng ố chụp bữa tiệc nhỏ hôm đám cưới giữa mẹ chị và người cha ruột, tấm nào có hình ba rõ nét thì lại không có hình mẹ.

Khi mẹ chị Thủy đi bước nữa, chị được đưa về sống với ngoại ở Long An. Dù là con lai, khuôn mặt và nước da chị Thủy không quá khác biệt so với những đứa trẻ Việt khác nên chị không bị trêu chọc hay xa lánh như nhiều con lai khác.

ADN nói thật

Chị Thủy là một trong khoảng 400 người con lai vẫn còn ở Việt Nam theo tập hợp của hai tổ chức Amerasians Without Borders (Người Mỹ gốc Á không biên giới) và Operation Reunite (Chiến dịch đoàn tụ). Cả hai tổ chức giúp những con lai kiểm tra ADN, từ đó đối chiếu với kho dữ liệu để xem có thể tìm được người thân của họ hay không.

Jimmy Miller, người sáng lập Amerasians Without Borders, trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại gọi vấn đề con lai là một trong những “chương cuối cùng” của cuộc chiến vẫn còn dang dở sau 40 năm. Ông ước tính có ít nhất khoảng 21.000 con lai Mỹ đang sống ở Mỹ và số còn lại khoảng 400 người vẫn đang sống tại

Việt Nam.

Một trong những trường hợp mà ông Miller nhắc đến nhiều nhất là Võ Hữu Nhân, 46 tuổi, đang sống tại An Giang và đã tìm được cha ruột của mình là cựu binh Robert Thedford Jr., một phó cảnh sát trưởng nghỉ hưu ở Texas. ADN của ông được xác định hoàn toàn khớp với ADN của cha ông. Hai cha con đã nói chuyện với nhau qua Skype.

“Tôi đã khóc - ông Nhân nhớ lại - Tôi đã mất ba mình trong 40 năm và giờ thì cuối cùng tôi có thể nói chuyện được với ông”. Ông Nhân chỉ nhớ tuổi trẻ của mình là những ngày suốt ngày bị trẻ con trêu chọc. Khi ông hỏi mẹ chuyện này, ông nhớ khuôn mặt của bà rất buồn. Vấn đề của ông Nhân là cha ruột ông đang bị ung thư da rất nặng và các tổ chức hi vọng có thể đưa ông Nhân qua Mỹ khi cha ông còn sống.

“Chúng tôi đã nộp hết thông tin của anh ấy tới Tổng lãnh sự quán Mỹ hai lần nhưng không hiểu sao họ không hề có động thái gì đối với trường hợp của anh Nhân dù chúng tôi đã có bằng chứng rõ ràng” - ông Miller nói.

Nỗi buồn im lặng

Trong khi có một số trường hợp con lai là từ các quan hệ tình cảm, rất nhiều trường hợp là kết quả các cuộc tình ngắn ngủi hay các quan hệ không chính thức khác. Một số đông con lai, cả ở Mỹ và Việt Nam, đều gặp sự phân biệt đối xử, trêu chọc hay bị chính các gia đình bỏ rơi và đưa vào cô nhi viện sau khi sinh ra. Một số cựu binh Mỹ khi nhắc vấn đề này đã chỉ trích đây là sự vô trách nhiệm của các cựu binh.

Chị Elizabeth Hornbeck, sinh năm 1980 ở Kansas (Missouri) và là con lai giữa một người phụ nữ Việt và một cựu binh Mỹ mắc PTSD (hội chứng sang chấn sau chiến tranh). “Chúng tôi không được chấp nhận bởi cả người Việt và người Mỹ - chị Hornbeck kể lại câu chuyện của mình - Hầu hết nghĩ tôi là người Hispanic (gốc Mỹ Latin) và có lẽ là người nhập cư bất hợp pháp... Tôi hầu như không biết mình là nhóm nào”.

Nhóm của ông Miller vẫn đang rất nỗ lực để đưa 400 người con lai và gia đình của họ có thể đoàn tụ, nhưng khó khăn của ông là Chính phủ Mỹ hiện hầu như xử lý rất chậm các trường hợp này. Như trường hợp ông Võ Hữu Nhân, hiện nhóm không rõ có thể đưa ông sang kịp gặp cha khi cha ông còn sống hay không.

“Cả năm ngoái có ba gia đình con lai tới được Mỹ. Nếu Tổng lãnh sự quán Mỹ cho phép với tốc độ một tháng một gia đình sẽ phải cần tới 33 năm để đưa tất cả đoàn tụ” - ông Miller nói. “Như vậy có buồn không?” - ông hỏi.

 

 

Chị Trista Goldberg, người sáng lập Operation Reunite, trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại với TTCT chia sẻ vấn đề con lai là “một trong những chương cuối cùng của chiến tranh và là một chương quan trọng”.

Trista kể: “Tôi là con lai và sống ở Mỹ từ nhỏ. Khoảng 15 năm trước, tôi tìm được mẹ đẻ của mình tại Việt Nam sau khi thử bằng ADN và đến năm 2003 thì chúng tôi lập tổ chức NGO có tên Operation Reunite để giúp những người Mỹ với người thân bị chia rẽ sau chiến tranh tại Việt Nam đoàn tụ.

Qua ADN, chúng tôi xác định được nguồn gốc sắc tộc của những người này. Các kỹ thuật ADN giờ rất mạnh và xác minh chính xác nên đã giúp chúng tôi vượt qua được rất nhiều rào cản. Một trường hợp chứng minh mới đây nhất đã được phê duyệt hồ sơ, hồi tháng 4 chị ấy đã sang Mỹ và sống ở Iowa. Vấn đề lớn nhất là các trường hợp được xem xét rất chậm”.

Một số nhóm cựu binh mà tôi biết chỉ trích khá mạnh rằng đó là sự vô trách nhiệm khi những cựu binh Mỹ bỏ rơi con mình. Chị có đồng ý quan điểm này?

- Đúng là có một số vô trách nhiệm nhưng số khác hoàn toàn không biết họ có con ở đó. Nhưng 40 năm sau cuộc chiến rồi, điều quan trọng giờ là câu chuyện những người con lai, những người từng bị ruồng rẫy, phân biệt đối xử... được có cơ hội đoàn tụ gia đình.  

Chị cũng là con lai, không hiểu khi nhỏ hay giờ thì chị có gặp phải sự phân biệt đối xử nào ở Mỹ? Có thể thấy nhiều người ở Mỹ gặp vấn đề này.

- Tôi hiểu về vấn đề (khó khăn) văn hóa với con lai khi hội nhập vào xã hội Mỹ. Đương nhiên mỗi người sẽ phải tìm lấy con đường riêng cho mình. Nhưng cũng giống như các nhóm con lai từ những năm 1990, cùng với thời gian họ có thể học được tiếng, tìm được việc làm và hội nhập hoàn toàn vào đây. Có những nhóm đã hội nhập thành công.

Chị đã làm dự án này hơn 10 năm, dự án này ý nghĩa thế nào đối với chị?

- Nếu tôi có thể giúp được một người khác, dù là tìm được cha đẻ của họ thì đối với tôi đó là điều rất ý nghĩa. Nếu giúp được ai là tôi sẽ luôn sẵn sàng. Tôi không kiếm tiền từ các dự án này mà đây đơn thuần chỉ là những gì tôi đam mê làm trong nhiều năm liền.

Đã 40 năm kể từ sau khi chiến tranh rồi, ít nhất tôi mong họ (Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM) có thể xử lý nốt các trường hợp hồ sơ còn đang chờ đợi. Tôi biết họ đang hoãn xem xét với các trường hợp hồ sơ mới, nhưng ít nhất với các vụ đã có hồ sơ từ lâu thì hoàn toàn có thể nên dùng kết quả ADN để hoàn tất việc xử lý các hồ sơ đó.

Xin cảm ơn chị.

 

Một bài viết trên trang web Smithsonian nói có khoảng 26.000 con lai và khoảng 75.000 người thân hiện đang sống ở Mỹ. Theo ông Miller, phần lớn con lai đều đã sang Mỹ sống và những cựu binh Mỹ nếu muốn kiếm con thì nên tìm ở Mỹ chứ không phải tại Việt Nam.

Nhưng ngay ở Mỹ, tình trạng những người con lai bị ngược đãi, phân biệt đối xử cũng diễn ra phổ biến, việc hòa nhập của những người này không hề dễ dàng. Chỉ khoảng 3% trong số này tìm được cha nuôi thật của mình, việc kiếm được công việc tốt rất khó khăn. Khoảng một nửa số này vẫn bị coi là mù chữ (cả tiếng Anh và tiếng Việt) nên không thể trở thành công dân Mỹ (phải thi ngôn ngữ). Một số bị nghiện thuốc, trở thành thành viên băng nhóm và rơi vào cảnh tù tội. Ngay trong cộng đồng Việt kiều, con lai cũng bị hắt hủi vì những đồn đoán họ là sản phẩm của các cuộc tình mua bán.

 

Chị Trista Goldberg, người sáng lập Operation Reunite, trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại với TTCT chia sẻ vấn đề con lai là “một trong những chương cuối cùng của chiến tranh và là một chương quan trọng”.

Trista kể: “Tôi là con lai và sống ở Mỹ từ nhỏ. Khoảng 15 năm trước, tôi tìm được mẹ đẻ của mình tại Việt Nam sau khi thử bằng ADN và đến năm 2003 thì chúng tôi lập tổ chức NGO có tên Operation Reunite để giúp những người Mỹ với người thân bị chia rẽ sau chiến tranh tại Việt Nam đoàn tụ.

Qua ADN, chúng tôi xác định được nguồn gốc sắc tộc của những người này. Các kỹ thuật ADN giờ rất mạnh và xác minh chính xác nên đã giúp chúng tôi vượt qua được rất nhiều rào cản. Một trường hợp chứng minh mới đây nhất đã được phê duyệt hồ sơ, hồi tháng 4 chị ấy đã sang Mỹ và sống ở Iowa. Vấn đề lớn nhất là các trường hợp được xem xét rất chậm”.

Một số nhóm cựu binh mà tôi biết chỉ trích khá mạnh rằng đó là sự vô trách nhiệm khi những cựu binh Mỹ bỏ rơi con mình. Chị có đồng ý quan điểm này?

- Đúng là có một số vô trách nhiệm nhưng số khác hoàn toàn không biết họ có con ở đó. Nhưng 40 năm sau cuộc chiến rồi, điều quan trọng giờ là câu chuyện những người con lai, những người từng bị ruồng rẫy, phân biệt đối xử... được có cơ hội đoàn tụ gia đình.  

Chị cũng là con lai, không hiểu khi nhỏ hay giờ thì chị có gặp phải sự phân biệt đối xử nào ở Mỹ? Có thể thấy nhiều người ở Mỹ gặp vấn đề này.

- Tôi hiểu về vấn đề (khó khăn) văn hóa với con lai khi hội nhập vào xã hội Mỹ. Đương nhiên mỗi người sẽ phải tìm lấy con đường riêng cho mình. Nhưng cũng giống như các nhóm con lai từ những năm 1990, cùng với thời gian họ có thể học được tiếng, tìm được việc làm và hội nhập hoàn toàn vào đây. Có những nhóm đã hội nhập thành công.

Chị đã làm dự án này hơn 10 năm, dự án này ý nghĩa thế nào đối với chị?

- Nếu tôi có thể giúp được một người khác, dù là tìm được cha đẻ của họ thì đối với tôi đó là điều rất ý nghĩa. Nếu giúp được ai là tôi sẽ luôn sẵn sàng. Tôi không kiếm tiền từ các dự án này mà đây đơn thuần chỉ là những gì tôi đam mê làm trong nhiều năm liền.

Đã 40 năm kể từ sau khi chiến tranh rồi, ít nhất tôi mong họ (Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM) có thể xử lý nốt các trường hợp hồ sơ còn đang chờ đợi. Tôi biết họ đang hoãn xem xét với các trường hợp hồ sơ mới, nhưng ít nhất với các vụ đã có hồ sơ từ lâu thì hoàn toàn có thể nên dùng kết quả ADN để hoàn tất việc xử lý các hồ sơ đó.

Xin cảm ơn chị.

 

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận