Chồn "sản xuất" cà phê

VŨ THANH BÌNH 17/10/2010 16:10 GMT+7

TTCT - Ở những đồn điền cà phê của người Pháp trên đất Tây nguyên năm xưa, có thứ cà phê đã thành “huyền thoại” và được coi là tuyệt hảo: cà phê... cứt chồn - với hạt do những con chồn hương thải ra sau khi chúng ăn trái cà phê chín. Khoảng vài năm trở lại đây thứ cà phê “hết chỗ chê” ấy đang được... chồn “sản xuất” đều đều ở các trại nuôi chồn tại Đắk Lắk.

Phóng to
Chồn hương thích ăn loại cà phê chín mọng và chỉ ăn vào ban đêm. Con lớn nhất nặng khoảng 6kg có thể ăn tới 3kg trái cà phê/đêm và thải hạt ra ngay sau đó chừng một giờ - Ảnh: Vũ Thanh Bình

Ông Nguyễn Quốc Khánh (xã Krông Buk, huyện Krông Bách) nuôi hơn 100 con chồn hương, ông Hoàng Mạnh Cường (TP Buôn Ma Thuột) nuôi 40 con. “Những trại nuôi chồn hương này đều có giấy phép và chồn nuôi được gây giống thành công từ bốn năm nay” - ông Cường nói.

Hai ông hiện trữ trong kho một lượng hạt cà phê chồn khá lớn (trong khi website của Công ty Trung Nguyên khẳng định “sản lượng cà phê chồn trên toàn thế giới chỉ khoảng 200kg/năm, vì thế cà phê chồn là loại đặc sản quý hiếm và đắt giá nhất thế giới”).

Có rất nhiều đồn đại xung quanh giá cà phê chồn, chẳng hạn mỗi ký có giá hàng chục triệu đồng, thậm chí phải bỏ ra cả trăm ngàn đồng để uống một ly cà phê loại này... Tuy nhiên, cả ông Khánh và ông Cường đều cho biết số cà phê chồn thu hoạch được tới nay vẫn chưa thành thương phẩm, chỉ thỉnh thoảng rang xay thưởng thức và làm quà.

Nhiều người dân Đắk Lắk nuôi chồn hương để “sản xuất” cà phê chồn như một thú vui, với hi vọng ngày nào đó thứ cà phê này trở thành một thương hiệu thượng hạng như ngày xưa.

Phóng to
Hạt cà phê sau khi được chồn thải ra, đem phơi khô
Phóng to
Chú chồn hương mới hai tháng tuổi này được sinh trong trại, rất quấn quýt ông chủ Quốc Khánh
Phóng to
Trong kho của ông Cường trữ chừng 6 tạ cà phê chồn
Phóng to
Khi cho chồn ăn trái cà phê, nắm đuôi chúng là cách an toàn nhất để tránh chồn cắn tay. Chồn còn thích ăn thịt bò, các loại trái cây, mỗi ngày một con tốn khoảng 3.000 đồng thức ăn
Phóng to

Chồn hương leo trèo thoải mái dưới trần nhà ông Khánh

Phóng to

Tháng 7-2010, ông Cường mang cà phê chồn đến Trung tâm Giáo dục và phát triển sắc ký (Đại học Bách khoa Hà Nội) nhờ phân tích. Theo đó, cà phê chồn có hàm lượng protein ít hơn (từ 17,34% xuống còn 16,34%) nên bớt đắng so với cà phê thường, lượng glucid tăng (từ 54,55% lên 61,43%) nên có vị ngọt đậm hơn. Trong ảnh: rang cà phê chồn trong lò thủ công - Ảnh: Vũ Thanh Bình

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận