16/11/2005 10:06 GMT+7

Bình Định: Lấy lại thương hiệu rượu Bàu Đá

PHẠM PHƯƠNG
PHẠM PHƯƠNG

TT - Theo thống kê, toàn xã Nhơn Lộc hiện có 1.600 hộ dân nấu rượu trong tổng số 2.149 hộ dân. So với năm 2000, đã tăng thêm khoảng 800 hộ. Trong đó riêng thôn Cù Lâm có đến 95% hộ dân nấu rượu.

VdjJBF8w.jpgPhóng to

Bà Võ Thị Lượng cùng lúc nấu ba nồi rượu theo cách truyền thống - Ảnh: Phạm Phương

TT - Theo thống kê, toàn xã Nhơn Lộc hiện có 1.600 hộ dân nấu rượu trong tổng số 2.149 hộ dân. So với năm 2000, đã tăng thêm khoảng 800 hộ. Trong đó riêng thôn Cù Lâm có đến 95% hộ dân nấu rượu.

Do phát triển một cách ồ ạt nên... mạnh ai nấy nấu, không tuân thủ theo phương pháp truyền thống, dẫn đến việc chất lượng rượu đưa ra thị trường ngày một kém đi. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm rượu từ nơi khác cũng mạo danh là RBĐ khiến cho RBĐ “chính hãng” giảm dần uy tín.

Để tiến đến xây dựng thương hiệu cho sản phẩm RBĐ đạt tiêu chuẩn chất lượng VN, mới đây Công ty SX-XNK-TTCN Miền Trung kết hợp với Trung tâm Khuyến công tỉnh và UBND xã Nhơn Lộc đã hỗ trợ cho 32 hộ dân nấu rượu lâu năm tại thôn Cù Lâm khôi phục lại cách nấu rượu truyền thống và nâng cao chất lượng RBĐ.

Theo đó, mỗi hộ dân được đầu tư một bộ nồi đồng thau đỏ được đặt làm tại Bắc Ninh, ống dẫn hơi ngưng tụ rượu, bốn thạp sành loại 20 lít/thạp, men nấu rượu; được cung cấp nguyên liệu miễn phí như gạo thường, gạo lức, nếp thường, nếp lức. Từ nguyên liệu này, các hộ dân cho nấu thử nghiệm ba lần với bốn loại sản phẩm rượu, sau đó lấy mẫu đưa đi kiểm tra chất lượng để chọn mẫu rượu nào đạt rồi đăng ký chất lượng sản phẩm.

Ông Tạ Chí Nhơn với thâm niên hơn 40 năm gắn bó với nghề nấu rượu cho hay: “Theo cách nấu rượu truyền thống thì mọi dụng cụ khi nấu đều phải bằng đồng, khi rượu chảy ra phải đưa thẳng xuống thạp bằng men chôn dưới đất, lửa phải cho cháy rất nhỏ, để rượu chảy từ từ…

Sau khi cho nấu thử nghiệm trên, Công ty SX-XNK-TTCN Miền Trung thu lại các sản phẩm để phân tích, đánh giá chất lượng, và chọn ra mẫu rượu ngon nhất để làm chuẩn và đăng ký chất lượng sản phẩm.

Song song với việc thử nghiệm, công ty cùng với các hộ dân trong làng nghề kết hợp với Trung tâm Khuyến công và UBND xã Nhơn Lộc tiến hành thành lập Hiệp hội RBĐ với mục đích kiểm soát, duy trì làng nghề và tiến lên một bước nữa là đề nghị với Cục Sở hữu trí tuệ xin xóa nhãn hiệu RBĐ của Công ty TNHH Minh Anh (Đà Nẵng) đã đăng ký cách đây hai năm; sau đó, đề nghị xin cấp lại nhãn hiệu RBĐ cho Hiệp hội quản lý.

Ông Bùi Văn Tô, phó chủ tịch UBND xã Nhơn Lộc khẳng định: “Trong thời gian đến, chúng tôi quyết tâm đòi lại thương hiệu RBĐ về lại cho làng nghề, bởi vì nguồn gốc sản phẩm RBĐ là tại thôn Cù Lâm này”.

Đi đôi với thành lập Hiệp hội và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, xã cũng sẽ tiến hành xây dựng nhà truyền thống làm nơi tụ họp của các thành viên trong Hiệp hội, đồng thời cũng là nơi trưng bày sản phẩm RBĐ cho khách du lịch đến tham quan.

Theo ông Bùi Văn Tô, phó chủ tịch UBND xã Nhơn Lộc, sau khi hoàn thành các giai đoạn trên, dự kiến cuối năm nay xã cho san ủi khoảng 2ha đất gần thôn Cù Lâm làm nơi chế biến sản phẩm RBĐ.

PHẠM PHƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên