08/09/2003 15:40 GMT+7

Bắt tạm giam các bị cáo tại ngoại để bảo đảm việc xét xử phúc thẩm vụ án Năm Cam

CHI MAI thực hiện
CHI MAI thực hiện

TT (TPHCM) - Ngay sau khi sáu bị cáo tại ngoại trong vụ án Năm Cam (trong đó có Phạm Sỹ Chiến, Trần Mai Hạnh, Bùi Quốc Huy, Võ Quang Thắng) bị bắt tạm giam, dư luận đã thắc mắc vì sao tòa án lại tiến hành bắt tạm giam các bị cáo trong giai đoạn này trong khi từ khi khởi tố vụ án đến xét xử sơ thẩm cho tại ngoại? Báo Tuổi Trẻ đã trao đổi với thẩm phán Bùi Ngọc Hòa, phó chánh Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM, chủ tọa phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Năm Cam vào ngày 15-9 tới.

V5BX63Mx.jpgPhóng to
Ông Bùi Ngọc Hòa, phó chánh Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM
TT (TPHCM) - Ngay sau khi sáu bị cáo tại ngoại trong vụ án Năm Cam (trong đó có Phạm Sỹ Chiến, Trần Mai Hạnh, Bùi Quốc Huy, Võ Quang Thắng) bị bắt tạm giam, dư luận đã thắc mắc vì sao tòa án lại tiến hành bắt tạm giam các bị cáo trong giai đoạn này trong khi từ khi khởi tố vụ án đến xét xử sơ thẩm cho tại ngoại? Báo Tuổi Trẻ đã trao đổi với thẩm phán Bùi Ngọc Hòa, phó chánh Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM, chủ tọa phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Năm Cam vào ngày 15-9 tới.

- Việc tòa phúc thẩm ra lệnh bắt tạm giam các bị cáo đang tại ngoại là một trong những thủ tục bình thường trong quá trình chuẩn bị xét xử phúc thẩm, được qui định tại điều 215a Bộ luật tố tụng hình sự (TTHS). Khi xem xét hồ sơ, tòa phúc thẩm có quyền ra quyết định áp dụng, hủy bỏ hoặc thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với các bị cáo trong vụ án.

Việc tòa phúc thẩm áp dụng biện pháp ngăn chặn là tạm giam đối với sáu bị cáo trên là căn cứ theo qui định tại điểm a, khoản 1, điều 70 Bộ luật TTHS. Theo điều khoản này, biện pháp tạm giam có thể áp dụng đối với các bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng.

Đối với bị cáo phạm tội nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự qui định hình phạt tù trên 2 năm nhưng có căn cứ cho rằng bị cáo có thể bỏ trốn hoặc cản trở quá trình điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội thì cũng có thể bị bắt tạm giam. Trong sáu bị cáo vừa bị tạm giam trong vụ án này, hầu hết đều thuộc các trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng và các trường hợp có thể phải áp dụng biện pháp ngăn chặn.

* Nếu nói các bị cáo phạm tội thuộc các trường hợp trên phải bắt tạm giam để bảo đảm tiến hành tố tụng thì vì sao tại cấp sơ thẩm lại cho các bị cáo tại ngoại?

- Chúng tôi không thể giải thích vì sao cấp sơ thẩm đã không áp dụng biện pháp tạm giam các bị cáo này, có thể là do thấy không cần thiết vì việc quyết định có cần áp dụng biện pháp ngăn chặn hay không, áp dụng biện pháp nào sẽ do cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá, xem xét. Còn đến giai đoạn xử phúc thẩm, tòa phúc thẩm chúng tôi cảm thấy cần thiết nên mới tiến hành áp dụng biện pháp ngăn chặn theo qui định để bảo đảm việc xét xử và thi hành án.

* Trong số các bị cáo bị tạm giam lần này có người nào có dấu hiệu bỏ trốn?

- Chúng tôi chưa thấy.

* Ngoài sáu bị cáo trên, tòa thấy có cần phải bắt giam thêm các trường hợp nào khác?

- Chưa. Chúng tôi chưa thấy thêm trường hợp nào cần phải áp dụng biện pháp ngăn chặn tiếp theo.

* Xin ông nói thêm về quá trình chuẩn bị của tòa án cho phiên tòa phúc thẩm đến nay ra sao?

- Có thể nói các công việc cơ bản đã được thực hiện xong. Tòa đã hoàn tất việc tống đạt giấy triệu tập cho tất cả các bị cáo, bị hại, nhân chứng, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Để làm rõ một số vấn đề có liên quan đến nội dung kháng cáo của bị cáo, bị hại, người liên quan, tại phiên tòa phúc thẩm lần này chúng tôi cũng đã triệu tập thêm một số người liên quan, nhân chứng mới so với phiên sơ thẩm.

Ngay trong tuần này, tòa cũng sẽ chuẩn bị tới khâu cuối cùng là phần cơ sở vật chất phục vụ phiên tòa, công việc này đơn giản bởi các phòng xử sẽ được tận dụng và bố trí như ở phiên tòa sơ thẩm.

* Xin cảm ơn ông.

CHI MAI thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên