09/07/2012 12:01 GMT+7

Đề Văn mang tính thời sự, đề Sinh vừa sức

VĨNH HÀ
VĨNH HÀ

TTO - Sáng 9-7, hơn 600.000 thí sinh trên cả nước dự thi đại học đợt 2-2012. Trong ngày thi đầu tiên, thí sinh khối B sẽ dự thi các môn sinh, toán; khối C thi văn, sử và khối D là văn và toán.

* 65 thí sinh vi phạm quy chế thi

A7ENY4tE.jpgPhóng to

Một thí sinh tại điểm thi Đại học Ngoại thương TP.HCM cơ sở II - Ảnh: Duy Trân

uD31Ec23.jpgPhóng to
Thí sinh căng thẳng trước khi bước vào thi môn Ngữ Văn khối D, Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) sáng 9-7 - Ảnh : Minh Đức
gzLcwMMl.jpgPhóng to

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khảo sát tại điểm thi Trường THPT Nguyễn Trãi (Q.4) thuộc hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Luật TP.HCM sáng nay 9-7 - Ảnh: Trần Huỳnh

Theo báo cáo nhanh của Bộ GD-ĐT, buổi thi đầu tiên của đợt 2 có 65 thí sinh bị xử lý kỷ luật, trong đó có 59 thí sinh bị đình chỉ thi, 3 thí sinh bị khiển trách và 3 thí sinh đến muộn không được dự thi.. Có 1 giám thị bị đình chỉ coi thi.

Theo số liệu thống kê trước buổi thi đầu tiên có 603.056 thí sinh dự thi, đạt 80,76% so với số thí sinh ĐKDT đợt này, tăng 0,27% so với cùng đợt thi năm trước.

Ngoài ra, các thi sinh khối năng khiếu như M, N, T, S, H, R cũng sẽ dự thi các môn văn hóa và năng khiếu.

Theo đánh giá của thí sinh, đề thi môn sinh không khó. Trong khi đó, một thí sinh dự thi khối D vào Trường ĐH Tài chính marketing cho biết đề thi môn văn cũng tương đối nhẹ nhàng. Câu nghị luận xã hội đề cập đến hiện tượng “thần tượng và mê muội thần tượng” rất gần gũi với giới trẻ, mang tính thời sự.

Câu hỏi giáo khoa đề cập đến hình ảnh Mỵ thấy giọt nước mắt lăn trên mặt A Phủ, yêu cầu thí sinh nêu hoàn cảnh và ý nghĩa chứ không phải là câu hỏi thuần giáo khoa như mọi năm.

Câu nghị luận văn học đề cập đến đoạn cuối của hai tác phẩm Chí Phèo và Vợ Nhặt đòi hỏi thí sinh phải nắm vững bài học cũng như phải biết liên tưởng, khái quát, đánh giá. Câu nghị luận tự chọn còn lại ra một đoạn thơ trong bài Tràng Giang của Huy Cận cũng khá quen thuộc nên không khó.

Xem video do Truyền hình Tuổi Trẻ thực hiện

Tại hội đồng thi ĐH Văn hóa TP.HCM, nhiều thí sinh thi môn Văn sáng 9-7 ra sớm. Các thí sinh ở đây đánh giá đề Văn năm nay cũng vừa sức, chỉ khó ở câu 2 bình luận xã hội, nhiều thí sinh vẫn chưa quen với dạng đề này dù vài năm nay, năm nào cũng có.

Bạn Nguyễn Thị Mỹ Trinh (Phòng 0031, hội đồng thi ĐH Văn hóa TP.HCM) đánh giá: “Câu 1 năm nay dễ, ai từng đọc qua tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đều có thể làm được. Tuy câu 2 có hơi khó nhưng cũng là dạng đề quen thuộc, hai câu 3 phần tự chọn cũng tương đối dễ khi nội dung yêu cầu không mới khi phân thích tính sử thi ở tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và hai đoạn thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ và Tương tư của Hàn Mặc Tử và Nguyễn Bính”.

Nhiều ý kiến khen, chê khác nhau về đề văn của cả hai khối, trong đó đề văn khối D được đánh giá là hay, vừa sức, trong khi đó đề khối C được cho là khó, có tính phân loại cao.

Tại hội đồng thi Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH QG TP.HCM), nhiều thí sinh tỏ ra hào hứng và hài lòng với phần làm bài môn văn khối D. Nhận định chung của nhiều thí sinh tại điểm thi này là đề văn ngắn gọn, gần gũi, dễ viết và không đòi hỏi quá cao.

Thí sinh Thanh Tùng tại điểm thi này cho biết: “Câu nghị luận xã hội yêu cầu viết về văn hóa thần tượng, là đề tài hết sức gần gũi, đã được báo chí và truyền hình đề cập đến rất nhiều trong thời gian vừa qua, lại là vấn đề mà giới trẻ quan tâm nên em có nhiều dẫn chứng để đưa vào bài làm. Câu hỏi về chi tiết trong truyện Vợ chồng A Phủ cũng là một câu dễ lấy điểm, chỉ cần có học bài là trả lời được. Riêng câu so sánh hai cái kết của truyện Chí Phèo và Vợ nhặt thì hơi phức tạp, mất thời gian nên nhiều bạn trong phòng em đều chọn phân tích đoạn thơ trong bài Tràng Giang”.

Thí sinh Nguyễn Minh Thư cũng thở phào với đề thi này: “Các bạn trong phòng đều làm hai, ba tờ giấy thi và ra sớm nên em nghĩ đề thi hôm nay không có gì là quá sức”.

Tại điểm thi của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn tại Trường THPT Ernst Thalmann, thí sinh Phương Chi nhận định: “Đề thi khối C khó và có tính phân loại cao. Phần nghị luận xã hội đòi hỏi phải đọc kỹ đề vì tuy đề ngắn nhưng hàm chứa nhiều thông tin. Nếu không đọc kỹ sẽ dễ thiếu ý khi phân tích. Câu “kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiến nhẫn lập nên thành tựu” là câu lạ và khó nên em nghĩ nhiều bạn sẽ mất điểm do phân tích không sâu ở câu này”.

Một thí sinh khác thì ưu tư: “Đề cho bài Tương tư trong phần văn học lớp 11, nhiều bạn đã quên không học bài này. Em nghĩ nhiều thí sinh sẽ không chọn câu này mà chọn phân tích hình ảnh Tnú trong Rừng xà nu là dạng đề đã được ôn tập nhiều và dễ viết hơn”.

9g sáng 9-7, thí sinh dự thi vào trường ĐH Y dược TP.HCM đã kết thúc môn Sinh - môn thi đầu tiên của khối B. Nhiều thí sinh cho biết mức độ của đề Sinh tương đương năm ngoái. Khánh Quỳnh (Đồng Tháp) chia sẻ: “em thấy đề Sinh năm nay không dễ, nhưng cũng không đánh đố học sinh”. Còn thí sinh Trần Gia Lợi (Kiên Giang) nhận xét: “đề cũng bình thường, vừa sức, em tính làm được khoảng 70-80%”.

Khoảng 9g15, tại hội đồng thi trường ĐH KHTN (Thủ Đức), điểm thi của Trường ĐH Kinh tế luật, mới hết 2/3 thời gian làm bài, rất đông thí sinh đã ra khỏi phòng thi. Thí sinh Nguyễn Bảo Long (TP.HCM) cho biết đề Văn năm nay ra lạ, không nằm sẵn trong sách, buộc phải tư duy tổng hợp, so sánh mới làm được, ví dụ câu 3 yêu cầu cho biết cảm nghĩ về kết cục của Chí Phèo và Vợ nhặt.

qXn9rtoh.jpgPhóng to
Niềm vui của thí sinh sau giờ thi môn Văn tại Hội đồng thi trường đại Học Sài Gòn - Ảnh: Như Hùng

Nha Trang: Sau khi môn Sinh kết thúc, các thí sinh ra về với tâm trạng nhẹ nhàng và đánh giá đề Sinh không khó. Thí sinh Đỗ Minh Nguyện (số báo danh: TSNB.09378) cho biết: “Đề Sinh tương đối, lý thuyết nhiều, em làm chắc chắn được hơn 50%”.

Khoảng 2/3 thời gian thi môn Văn, các thí sinh đã bắt đầu rời khỏi phòng thi.

Khá đông thí sinh rời phòng thi khi chưa hết giờ làm bài. Thí sinh Phạm Ngọc Thơ (số báo danh TSND1.13138) cho biết: “Đề Văn không khó, em làm xong sớm nên ra trước khi hết giờ làm bài”.

Vj7ea13C.jpgPhóng to
Niềm vui của các thí sinh sau khi kết thúc môn Sinh - Ảnh: Châu Tường

Bình Định: Nhiều thí sinh ra khỏi phòng thi với gương mặt hớn hở bởi đề thi Sinh được đánh giá là dễ hơn năm ngoái.

7xLoRwen.jpgPhóng to

Thí sinh hứng khởi về sau khi hoàn thành tốt môn thi Sinh học - Ảnh: Tiến Thành

F9lb0fle.jpgPhóng to

Bạn Đoàn Thế Duy (đeo kính), thủ khoa tốt nghiệp trường THPT Tăng Bạt Hổ (Bình Định) 55,5 điểm cùng bạn bè vui mừng khi làm bài môn Sinh tốt - Ảnh: Tiến Thành

Đề thi trắc nghiệm môn sinh dài 7 trang, được nhiều thí sinh nhận xét là dễ. Bạn Đoàn Thế Duy (điểm thi trường THPT Trưng Vương - Quy Nhơn - Bình Định) cho biết, đề tương đối nhẹ, thời gian làm bài thoải mái. Chưa biết đáp án nhưng chắc chắn khoảng 8 điểm.

Em Nguyễn Bách Nhận, quê ở thị xã Sông Cầu, Phú Yên thi vào Khoa Y, ĐH Quốc gia TP.HCM là một trong những thí sinh đầu tiên bước ra cổng trường hứng khởi cho biết, “Đề thi năm nay có nhiều câu dễ và em làm rất tốt bài thi”.

Tại cụm thi Quy Nhơn, nhiều thí sinh thi khối C và D than thở với đề văn, tuy nhiên cũng có không ít thí sinh tự tin vì đề thi Văn năm nay có tính phân loại cao và không quá khó.

Thí sinh Trần Hữu Anh, quê Ninh Thuận thi môn Văn khối C vào ĐH Quy Nhơn thở dài: “Đề thi với em tương đối khó và chỉ làm được 40% bài làm”.

Còn thí sinh Nguyễn Thị Huệ, quê Phù Cát, Bình Định tự tin cho rằng, đề Văn năm nay không khó so với năm ngoái. Thí sinh này nói có đủ thời gian để hoàn thành toàn bộ câu hỏi trong đề thi.

Về môn Văn khối D1, thí sinh Trần Văn Quý nhận định “Đề thi vừa sức và thoải mái thời gian làm bài”. Thí sinh này cho biết đã làm rất tốt môn thi.

Đà Nẵng: Tại hội đồng thi trường Kim Đồng (Đà Nẵng) sau khi kết thúc thi môn sinh học nhiều thí sinh đã than đề dài và khó.

avefszWD.jpgPhóng to
Thi sinh dự thi tại Đà Nẵng đánh giá đề văn khối D hay và lạ - Ảnh: Đoàn Cường

“Dù là trắc nghiệm nhưng số câu hỏi về lý thuyết chiếm đến 2/3 nên làm rất mất thời gian. Chắc chỉ được 50% phần bài là làm đúng thôi”, thí sinh Cao Thị Thu cho biết.

Tại trường ĐH Bách khoa, sau chuông báo hết 2/3 thời gian có rất nhiều thí sinh nộp bài và ra ngồi tránh nắng dưới gốc cây. Nhận định về đề thi môn Văn khối D, thí sinh Minh Hằng cho rằng “đề vừa sức, câu nghị luận xã hội lại rất hay và thời sự”.

Tương tự, tại hội đồng thi trường CĐ Công nghệ, nhiều thí sinh cho biết đề thi môn văn khối D lạ và hay. Trong đó có câu 2 và câu 3a được nhiều thí sinh đánh giá là dạng đề mở. “Đề có những câu hỏi rất mới và lạ nhưng không quá khó mà lại kích thích được sự sáng tạo”, thí sinh Hoàng Thị Diễm cho biết.

Trong khi đó, thí sinh Minh Uyên, dự thi khối C tại hội đồng thi trường ĐH Sư Phạm lại cho rằng đề khối C năm nay khó hơn mọi năm, yêu cầu người làm bài phải tư duy nhiều hơn. Uyên cho rằng đề có nhiều cách lý giải khác nhau nên chưa thể đoán trước được mình bao nhiêu điểm.

Sáng sớm, tại TP.HCM, khắp mọi nẻo đường phụ huynh đã đưa thí sinh đến các điểm thi từ rất sớm. Do sợ kẹt xe nên nhiều phụ huynh đã đưa thí sinh đi lúc 5g sáng.

Khu vực Gò Vấp, kẹt xe tại ngã 3 Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Văn Bảo hướng vào trường ĐH Công Nghiệp từ sớm, đến 6g30 thì tình trạng kẹt xe bớt căng thẳng.

ZT4gogXO.jpgPhóng to
Từ sáng sớm ngã 3 Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Văn Bảo đoạn đường hướng vào trường ĐH Công Nghiệp tình trạng kẹt xe tái diễn- Ảnh: Vĩnh An
DV4084ha.jpgPhóng to
Nhiều thí sinh đến từ rất sớm, chăm chú "nhồi chữ nào hay chữ ấy"- Ảnh: Vĩnh An
rO51NBST.jpgPhóng to
Đợt thi này thí sinh tiếp tục chờ thang máy lên phòng thi tại hội đồng thi Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM trước giờ thi sáng 9-7 - Ảnh: Vĩnh An

Tại TP.HCM, đợt thi này có 214.099 thí sinh đăng ký dự thi tại 186 hội đồng thi của 38 trường đại học. 5g sáng, tại các nẻo đường của Sài Gòn như Phan Đăng Lưu, Bạch Đằng, Điện Biên Phủ (Q.Bình Thạnh)...nhộn nhịp phụ huynh đưa thí sinh tỏa đến trường thi.

Theo quan sát của chúng tôi, khu vực cầu Sài Gòn trong buổi sáng hôm nay giao thông không còn căng thẳng như đợt thi trước. Lúc 5g30, lượng xe cộ qua cầu không nhiều lắm nên không còn cảnh ùn tắc cục bộ như đợt thi thứ nhất. Trong khi đó, tuyến xa lộ Hà Nội, những dòng xe tất bật đưa thí sinh từ nội thành ra dự thi vào các hội đồng thi của các trường ở Q.Thủ Đức, Q.9…

hszJBIye.jpgPhóng to
Những thí sinh nữ hiếm hoi của hội đồng thi Trường ĐH An ninh nhân dân (Q.Thủ Đức, TP.HCM) trước khi vào môn thi đầu tiên sáng 9-7 - Ảnh: Hà Bình

Sáng nay, do thi môn văn nên trên nhiều tuyến đường xuất hiện cảnh thí sinh vừa ngồi trên xe máy vừa tranh thủ “gạo” bài. Một số thí sinh khác cũng gục đầu trên vai phụ huynh tranh thủ chợp mắt trên đường đến hội đồng thi.

Tại hội đồng thi Trường ĐH An ninh nhân dân (Q.Thủ Đức, TP.HCM), dù giờ tập trung tại phòng thi được quy định là 6g30 nhưng đến gần 7g một số thí sinh vẫn…đủng đỉnh đến phòng thi.

zLgCkJcQ.jpgPhóng to
Thí sinh tranh thủ chợp mắt trước giờ thi sinh tại trường THPT Lương Thế Vinh Q1, TP.HCM, điểm thi của trường đại học Y Dược TP.HCM sáng 9-7 - Ảnh: Như Hùng
59yczOLT.jpgPhóng to
Giám thị đang hướng dẫn thí sinh cách làm bài trắc nghiệm môn sinh tại trường THPT Lương Thế Vinh Q1, TP.HCM - Ảnh: Như Hùng
xPYzvzMg.jpgPhóng to
Giám thị coi thi phát giấy làm bài thi môn Ngữ Văn cho thí sinh dự thi khối D vào Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) sáng 9-7 - Ảnh : Minh Đức
XAB2z4u7.jpgPhóng to
Một phụ huynh với cử chỉ quan tâm, dặn dò thí sinh trước khi vào phòng thi môn Văn - Ảnh: Quang Thế
FqdHZ9Ca.jpgPhóng to
Sự lo âu của các bậc phụ huynh khi đưa con đi thi tại ĐH Ngoại Thương Hà Nội - Ảnh: Nguyễn Khánh
XhGKOJqp.jpgPhóng to

Một thí sinh đến muộn đang chạy hối hả vào phòng thi, ảnh chụp tại hội đồng ĐH Ngoại Thương Hà Nội - Ảnh: Nguyễn Khánh

Một thí sinh ngất xỉu khi đang thi

Đó là thí sinh Trần Thị Tuyền dự thi tại hội đồng thi trường CĐ Công nghệ thông tin (Đà Nẵng). Khi đang dự thi môn sinh học của khối B còn 15 phút nữa là hết giờ làm bài thì Tuyền bị ngất xỉu. Ngay lập tức thí sinh này được đưa xuống phòng y tế để điều trị kịp thời.

Sinh viên Pháp tiếp sức mùa thi

Trong những ngày diễn ra đợt thi thứ hai tại Huế, nhóm năm sinh viên khoa Kinh tế, trường đại học Commeue de la Rochell (Pháp) đã cùng tham gia tiếp sức mùa thi. Hình ảnh này làm nhiều phụ huynh đưa con em đi thi thấy bất ngờ và cảm động.

VYceBtlK.jpgPhóng to
Hai sinh viên trong nhóm sinh viên tình nguyện của Pháp mang cơm đến cho thí sinh nghèo ở hội đồng thi trường tiểu học Quang Trung (TP Huế), ảnh chụp trưa 9-7 - Ảnh: Phan Thành

Trong một kỳ nghỉ tại Huế, họ đã đến làm từ thiện tại chùa Đức Sơn và được các sư cô giao nhiệm vụ phụ bếp, nấu cơm và đưa cơm đến các điểm thi để tiếp sức cho thí sinh.

Gặp họ tại hội đồng thi trường tiểu học Quang Trung (TP Huế), Nicaise Paul, một sinh viên trong nhóm, nói: “Thật tình cờ khi bọn mình có mặt đúng vào ngày thi đại học ở Việt Nam và được tham gia mang cơm cho thí sinh nghèo. Đây là một kỳ nghỉ hè rất đấng nhớ”.

Ba thí sinh chống nạng đến trường thi

Sáng 9-7, tại hội đồng thi Trường ĐH Sư Phạm Đà Nẵng có ba thí sinh đến trường thi trên đôi nạng Đó là thí sinh Trần Thị Lai (Duy Xuyên, Quảng Nam) và thí sinh Bùi Thị Thanh Hương (Krông Bông, Đắk Lắk), Nguyễn Thị Thanh Phương (Hòa Vang, Đà Nẵng).

53I1yFqi.jpgPhóng to
Thí sinh Trần Thị Lai đến trường thi trên đôi nạng - Ảnh: Trường Trung

Cả ba thí sinh này đều thi vào ngành sư phạm mầm non của Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng. Ba thí sinh này đều bị tai nạn giao thông gây chấn thương ở chân. Mẹ thí sinh Hương cho biết: “Tôi thấy nó đau thương quá bảo chờ sang đợt cao đẳng, nếu đỡ rồi hãy thi nhưng nó nằng nặc đòi tôi dẫn đi thi”.

Cơm 2000 đồng tiếp sức thí sinh

Để tiếp sức tối đa cho thí sinh dự thi đại học tại Đà Nẵng, ngoài việc bố trí được hơn 300 chỗ trọ miễn phí và giá rẻ, đoàn thanh niên tình nguyện thuộc đoàn phường Hòa Cường Nam (Q. Hải Châu) còn vận động được hơn 600 suất cơm giá rẻ 2.000 đồng cho thí sinh.

p2fFgFwe.jpgPhóng to

Sinh viên tình nguyện phát cơm cho thí sinh tại điểm thi trường THPT Nguyễn Hiền - Ảnh: Đình Vũ

Trong đợt 1 đoàn đã phát được gần 300 suất cơm giá rẻ đến tận tay thí sinh, trưa nay tại điểm thi trường THPT Nguyễn Hiền đoàn đã phát thêm 200 suất.

Cầm trên tay hộp cơm còn nóng hổi với những lời chúc, sự hỏi thăm quan tâm từ các anh chị tình nguyện viên, thí sinh Phạm Thị Duyên xúc động: “Nhìn các anh chị tình nguyện viên mồ hôi nhễ nhại phát cơm, em rất cảm động, nhờ các anh chị mà em có thêm động lực thi tốt để năm sau cũng được tham gia đội sinh viên tình nguyện tiếp mùa thi để giúp đỡ thí sinh”.

Các bạn tình nguyện viên, cho biết thực ra lấy mỗi suất cơm 2.000 đồng là để cho các bạn thí sinh đỡ ngại hơn khi nhận cơm, để các bạn biết rằng đây là suất cơm do các bạn tự bỏ tiền ra mua. Đặc biệt trong đợt tuyển sinh lần này Đoàn phường đã hỗ trợ cho 5 thí sinh có hoàn cảnh khó khăn được ăn ở miễn phí 100%.

Tặng 15.000 suất cơm cho thí sinh

Trong hai đợt thi vừa qua, đội sinh viên tình nguyện trường ĐH Nông Lâm đã trao hơn 15.000 suất cơm miễn phí cho thí sinh bao gồm cả cơm mặn và cơm chay. Số cơm trên được tài trợ bởi các chùa trong thành phố như chùa Phổ Quang, Thanh Long…và UBND Q. Thủ Đức.

Hơn 40 sinh viên tình nguyện đã phát cơm trước cổng trường và cả ký túc xá của các thí sinh. Ngoài ra, ở cả 22 điểm thi của trường cũng luôn túc trực những thùng trà đá to để phục vụ giải khát cho phụ huynh và thí sinh.

Bạn Đỗ Thị Như Liên, đội trưởng tiếp sức mùa thi ĐH Nông Lâm cho biết: “Trong hai đợt thi tụi mình đã hỗ trợ được rất nhiều thí sinh và phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn bằng việc phát cơm miễn phí, năm sau tụi mình sẽ tiếp tục hoạt động ý nghĩa này”.

Không phân sự... vẫn vào

Trong khi Bộ GD-ĐT cho rằng đợt 2 kỳ thi tuyển sinh ĐH, công tác giám sát các điểm thi, phòng thi sẽ được thắt chặt hơn nhờ kinh nghiệm từ đợt thi thứ nhất, nhưng theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, vẫn có những điểm thi mà việc ra vào khuôn viên trường khá thoải mái.

6QLTLbcL.jpgPhóng to

Trong giờ thi, dù có biển” Không phận sự miễn vào” cộng sự “canh gác” của lực lượng thanh niên tình nguyện, bảo vệ nhà trường, nhưng việc ra vào khu vực “Không phận sự” vẫn diễn ra khá thoải mái (ảnh chụp lúc 8g15) - Ảnh: Ngọc Hà

Tại điểm thi trường ĐH Y Hà Nội, cổng trường mở toang suốt buổi thi môn Sinh sáng 9-7, người xe tấp nập qua lại mà không gặp bất cứ một cản trở nào.

Thậm chí, đi sâu vào phía trong trường thi, ngay những khu vực giăng biển “Không phận sự miễn vào” thì việc ra vào vẫn hết sức tự do, thoải mái. Đường chính dẫn vào khu vực thi có cả bảo vệ, cả thanh niên tình nguyện tạo “rào chắn”, nhưng phần lớn những người ngỏ ý muốn vào trong vẫn được “cho qua”.

Trả lời về việc tại sao khu vực trường lại để cho người, xe ra vào không chịu bất cứ sự kiểm soát nào, ông Nguyễn Đức Hinh- hiệu trưởng trường ĐH Y cho rằng không thể có chuyện đó khi nhà trường đã dành 2,5 ngày để tập huấn giám thị và đợt thi này được tổ chức chặt chẽ, giám sát cẩn thận.

VEuhPTxq.jpgPhóng to

Tấm biển “không phận sự miễn vào” căng mỏng manh mặc cho ai bước qua thì bước - Ảnh: Ngọc Hà

Song khi được phóng viên cho xem những bức ảnh hiện trường, ông Hinh giải thích: Trong ngày thi, nhiều cán bộ nhà trường vẫn phải làm việc trong khu vực tính từ chỗ căng biển vào giảng đường thi nên những người được cho qua là những người cũng có “phận sự” trong khu vực đó.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, đi vào khu vực “không phận sự miễn vào” có cả lao công, có cả người mặc đồ bộ ở nhà...

VĨNH HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: tuyển sinh thí sinh