06/08/2010 05:36 GMT+7

2/3 đội tàu của Vinashin không chạy được

VÕ VĂN THÀNH ghi
VÕ VĂN THÀNH ghi

TT - Ông Dương Chí Dũng, chủ tịch hội đồng thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), khẳng định như trên khi nói về đội tàu trị giá 14.000 tỉ đồng từ Vinashin chuyển sang Vinalines.

* Tàu Hoa Sen: nếu không khai thác được phải bán

Đội tàu sẽ được kiểm toán và đánh giá lại tài sản. Riêng tàu Hoa Sen nếu không khai thác được sẽ bán lại.

Bắt nguyên Chủ tịch HĐQT Vinashin Phạm Thanh Bình

sMx1GUaC.jpgPhóng to
Ngày 26-4, kho nổi chứa xuất dầu (FS0-5) 150.000 tấn do Vinashin đóng được bàn giao cho PVN, sau đó kéo ra mỏ Bạch Hổ, lắp đặt kết nối thành công. Nhưng trả lời báo chí hôm 9-6, ông Phùng Đình Thực, tổng giám đốc PVN, cho biết vẫn chưa sử dụng được do chưa nghiệm thu - Ảnh: TTXVN
HYkuy4OM.jpgPhóng to
Tàu Hoa Sen trị giá 1.300 tỉ đồng chạy 40 chuyến thì nằm ụ. Trong ảnh: thuyền trưởng tàu Hoa Sen trong một lần lái tàu vào cảng Sài Gòn - Ảnh: Gia Tường
oWemJS4L.jpgPhóng to

Ông Dương Chí Dũng - Ảnh: V.V.T.

Trao đổi với báo chí, ông Dương Chí Dũng cho biết nhiều tàu của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN (Vinashin) đã cũ, tình trạng kỹ thuật không đảm bảo. Trước mắt Vinalines phải kiểm toán, đánh giá tài sản. Ông Dũng nói:

- Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định hết năm 2010 đội tàu của Vinalines là 2,6 triệu tấn, đến nay đội tàu của chúng tôi đã có trên 3 triệu tấn, hầu hết khai thác tốt. Tính đến hết tháng 7 vừa qua, lợi nhuận của Vinalines đạt trên 800 tỉ đồng. Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tái cơ cấu Vinashin, chuyển toàn bộ hoạt động vận tải biển và một số cảng của Vinashin sang Vinalines, đến hết tháng 7 chúng tôi đã tiếp nhận xong các dự án, đặc biệt là hai công ty vận tải biển của Vinashin.

Về thực trạng, có thể nói 2/3 đội tàu của Vinashin không hoạt động được do thiếu vốn, tình trạng tàu cũ, tình trạng kỹ thuật không đảm bảo. Khi tiếp nhận, Vinalines đã thu xếp khoản vốn 500 tỉ đồng để giải quyết các yêu cầu trước mắt, như xử lý các tranh chấp tàu của Vinashin đang bị bắt giữ ở nước ngoài để lấy tàu về nhằm tránh tổn thất tài sản của Nhà nước.

Một số tàu của Vinashin đang neo đậu không có tiền sửa chữa, không có tiền hoạt động, đã hết giấy phép đăng kiểm, không mua được bảo hiểm, chúng tôi tiến hành thu xếp đưa vào sửa chữa và mua bảo hiểm... Đồng thời thu xếp tiền để đảm bảo lương cho thuyền viên. Bước đầu đã đưa vào khai thác đội tàu của Vinashin, chỉ còn lại 10 tàu ở tình trạng kỹ thuật xấu và không có khả năng hoạt động. Để sửa chữa các tàu này phải đánh giá lại kỹ thuật, xem xét sau khi sửa chữa đưa vào khai thác có hiệu quả hay không mới quyết định được. Có một số tàu phải tính toán lại mục tiêu khai thác, ví dụ như tàu Hoa Sen. Từ nay đến cuối năm, chúng tôi sẽ đưa sáu tàu vào sửa chữa, với nguồn vốn dự phòng khoảng 5 triệu USD.

* Việc điều chuyển đội tàu từ Vinashin sang Vinalines sẽ theo trình tự thế nào?

- Thứ nhất, Vinalines tiếp nhận về mặt tổ chức, quản lý điều hành để vào việc ngay. Thứ hai, tiến hành kiểm toán và đánh giá lại tài sản. Chúng tôi đang tiến hành chọn lựa đơn vị kiểm toán có uy tín nhằm làm rõ nhất giá trị thực còn lại so với giá trị mà Vinashin cung cấp... Tổng giá trị tài sản đội tàu Vinashin chuyển cho chúng tôi hơn 14.000 tỉ đồng, số liệu này sẽ được kiểm toán và đánh giá lại tài sản, sau đó mới có số liệu chính thức để chúng tôi ký nhận bàn giao. Chúng tôi đã yêu cầu việc kiểm toán kết thúc vào giữa tháng 9 để hai bên có thể ký bàn giao số liệu, sang tháng 10 có bức tranh tổng thể về tình hình và giải pháp để tiếp tục duy trì hoạt động.

* Đối với những tàu quá cũ kỹ hoặc đang khai thác không hiệu quả của Vinashin, phía Vinalines xử lý thế nào?

- Có những tàu nếu tiếp tục khai thác theo phương án Vinashin đặt ra sẽ không hiệu quả. Ví dụ tàu Hoa Sen, do tính chất và tổng mức đầu tư quá lớn, hơn nữa phương án khai thác tuyến vận tải biển như Vinashin đặt ra rất khó mang lại hiệu quả. Chúng tôi đang xem xét đánh giá lại giá trị thực của tàu Hoa Sen. Nếu tiếp tục khai thác phải xác định lại mục tiêu của tàu Hoa Sen, thay vì vận tải hành khách Bắc - Nam thì nên sử dụng tàu Hoa Sen cho du lịch ven biển và du lịch hải đảo, gắn liền với thực hiện chiến lược biển, đặc biệt là quốc phòng, tăng cường gắn bó giữa đất liền với đảo. Khai thác các dịch vụ ăn, ở trên tàu Hoa Sen tốt hơn là vận chuyển hành khách.

Tất nhiên phải chờ đánh giá lại giá trị tài sản mới tính toán phương án khai thác khả thi đến đâu. Nếu các phương án khai thác tàu Hoa Sen đều không hiệu quả phải trình Chính phủ phương án bán để thu hồi tài sản nhà nước, đành rằng bán như vậy có thể thu lại không được nguyên vẹn.

TsqCKYXe.jpgPhóng to

Ông Đinh La Thăng - Ảnh: T.N.

Ông Đinh La Thăng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn dầu khí VN:

Nhiều bài học từ Vinashin

Hơn một tháng sau khi có quyết định tái cơ cấu Vinashin, ông Đinh La Thăng cho rằng việc tiếp nhận các dự án của Vinashin không ảnh hưởng gì đến Tập đoàn Dầu khí VN (PVN).

Ông Thăng cho biết:

- Từ tháng 3-2010, PVN đã mời lãnh đạo Vinashin đến để bàn việc hỗ trợ nhau trong sản xuất kinh doanh. Đối với những dự án của Vinashin tại Nghi Sơn, Soài Rạp (Tiền Giang), Dung Quất..., chúng tôi đã đề nghị Vinashin bàn giao, nhưng vì các lý do khác nhau nên Vinashin chưa đồng ý. Sau nhiều cuộc họp do Thường trực Chính phủ chủ trì với các bộ, ngành và các tập đoàn mới quyết định điều chuyển các dự án từ Vinashin sang PVN như báo chí đã thông tin. Việc tiếp nhận các dự án của Vinashin không ảnh hưởng gì đến PVN, thậm chí còn tốt hơn. Ví dụ như Khu công nghiệp Soài Rạp, chúng tôi sẽ xây dựng một khu công nghiệp dầu khí với các căn cứ hậu cần, cảng để phát triển. Từ Soài Rạp sang Vũng Tàu có 30km mà Vũng Tàu thì đầy kín hết rồi. Việc này năm 2009 chúng tôi đã đề nghị nhưng các anh (Vinashin) cứ giữ, chứ chỗ đó rất tốt.

* Hiện nay có chủ trương các tập đoàn cần tập trung vào lĩnh vực chính, như vậy việc PVN vốn là một tập đoàn dầu khí tiếp nhận các dự án liên quan đến lĩnh vực đóng tàu có thích hợp?

- Những dự án đó hoàn toàn phù hợp các chiến lược phát triển của PVN. Hiện chúng tôi đã làm thủ tục tiếp nhận cả về tổ chức Đảng, chính quyền, công đoàn, Đoàn thanh niên... để tiếp tục sản xuất kinh doanh, bổ nhiệm lãnh đạo mới. Chúng tôi cũng đã ký hợp đồng với một công ty kiểm toán để xác định căn cứ bàn giao chính thức. Thật ra PVN đã đóng tàu rồi, do vậy việc PVN tiếp nhận các dự án, đơn vị từ Vinashin không có gì là trái.

* Tổng giá trị tài sản mà Vinashin chuyển sang PVN là bao nhiêu?

- Hiện nay số liệu chưa chính thức nhưng theo báo cáo của Vinashin thì khoảng 6.500 tỉ đồng. Số liệu này phải được kiểm toán lại. Trước mắt chúng tôi đã đưa về để điều hành sản xuất ngay rồi. Còn kiểm toán thì sau hai tháng có số liệu chính thức. Theo nhận định riêng của lãnh đạo PVN, những dự án này đều có thể phát huy tốt. Chậm nhất là hai năm PVN sẽ chuyển các cơ sở này thành công ty cổ phần và niêm yết lên sàn chứng khoán. Khi đó sẽ thu được tiền ngay vì các công ty của dầu khí khi đưa lên sàn có mã nào dưới 2-3 chấm đâu.

* Qua vụ Vinashin, lãnh đạo PVN rút ra được những kinh nghiệm nào trong quản lý tập đoàn?

- Đối với những thành công hay thất bại của tập đoàn khác, PVN đều có rút kinh nghiệm. Lãnh đạo PVN cũng đã có cuộc họp để rút ra những bài học từ Vinashin. Trong đó có rất nhiều bài học như đầu tư dàn trải, kinh doanh đa ngành, bố trí, bổ nhiệm cán bộ, quản lý và sử dụng vốn...

* Vụ Vinashin ảnh hưởng thế nào đến hình ảnh doanh nghiệp VN?

- Với vụ Vinashin, nếu chúng ta xử lý không tốt chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu. Nhưng tôi cho rằng các giải pháp của Chính phủ vừa rồi là tốt. Ưu tiên số một là giải quyết việc làm cho hơn 70.000 lao động, thứ hai là phải giữ môi trường đầu tư. Nếu để Vinashin phá sản cũng được, nhưng như vậy phải xây dựng một tập đoàn công nghiệp tàu thủy mới bởi đây là chiến lược phát triển của đất nước. Bây giờ dầu khí là số một, nhưng sau năm 2020 kinh tế hàng hải sẽ là số một. Do vậy, phải tiếp tục đầu tư để Vinashin vượt qua khó khăn, từng bước duy trì, phát triển.

Hơn một tháng sau khi có quyết định tái cơ cấu Vinashin, ông Đinh La Thăng cho rằng việc tiếp nhận các dự án của Vinashin không ảnh hưởng gì đến Tập đoàn Dầu khí VN (PVN).

Ông Thăng cho biết:

- Từ tháng 3-2010, PVN đã mời lãnh đạo Vinashin đến để bàn việc hỗ trợ nhau trong sản xuất kinh doanh. Đối với những dự án của Vinashin tại Nghi Sơn, Soài Rạp (Tiền Giang), Dung Quất..., chúng tôi đã đề nghị Vinashin bàn giao, nhưng vì các lý do khác nhau nên Vinashin chưa đồng ý. Sau nhiều cuộc họp do Thường trực Chính phủ chủ trì với các bộ, ngành và các tập đoàn mới quyết định điều chuyển các dự án từ Vinashin sang PVN như báo chí đã thông tin. Việc tiếp nhận các dự án của Vinashin không ảnh hưởng gì đến PVN, thậm chí còn tốt hơn. Ví dụ như Khu công nghiệp Soài Rạp, chúng tôi sẽ xây dựng một khu công nghiệp dầu khí với các căn cứ hậu cần, cảng để phát triển. Từ Soài Rạp sang Vũng Tàu có 30km mà Vũng Tàu thì đầy kín hết rồi. Việc này năm 2009 chúng tôi đã đề nghị nhưng các anh (Vinashin) cứ giữ, chứ chỗ đó rất tốt.

* Hiện nay có chủ trương các tập đoàn cần tập trung vào lĩnh vực chính, như vậy việc PVN vốn là một tập đoàn dầu khí tiếp nhận các dự án liên quan đến lĩnh vực đóng tàu có thích hợp?

- Những dự án đó hoàn toàn phù hợp các chiến lược phát triển của PVN. Hiện chúng tôi đã làm thủ tục tiếp nhận cả về tổ chức Đảng, chính quyền, công đoàn, Đoàn thanh niên... để tiếp tục sản xuất kinh doanh, bổ nhiệm lãnh đạo mới. Chúng tôi cũng đã ký hợp đồng với một công ty kiểm toán để xác định căn cứ bàn giao chính thức. Thật ra PVN đã đóng tàu rồi, do vậy việc PVN tiếp nhận các dự án, đơn vị từ Vinashin không có gì là trái.

* Tổng giá trị tài sản mà Vinashin chuyển sang PVN là bao nhiêu?

- Hiện nay số liệu chưa chính thức nhưng theo báo cáo của Vinashin thì khoảng 6.500 tỉ đồng. Số liệu này phải được kiểm toán lại. Trước mắt chúng tôi đã đưa về để điều hành sản xuất ngay rồi. Còn kiểm toán thì sau hai tháng có số liệu chính thức. Theo nhận định riêng của lãnh đạo PVN, những dự án này đều có thể phát huy tốt. Chậm nhất là hai năm PVN sẽ chuyển các cơ sở này thành công ty cổ phần và niêm yết lên sàn chứng khoán. Khi đó sẽ thu được tiền ngay vì các công ty của dầu khí khi đưa lên sàn có mã nào dưới 2-3 chấm đâu.

* Qua vụ Vinashin, lãnh đạo PVN rút ra được những kinh nghiệm nào trong quản lý tập đoàn?

- Đối với những thành công hay thất bại của tập đoàn khác, PVN đều có rút kinh nghiệm. Lãnh đạo PVN cũng đã có cuộc họp để rút ra những bài học từ Vinashin. Trong đó có rất nhiều bài học như đầu tư dàn trải, kinh doanh đa ngành, bố trí, bổ nhiệm cán bộ, quản lý và sử dụng vốn...

* Vụ Vinashin ảnh hưởng thế nào đến hình ảnh doanh nghiệp VN?

- Với vụ Vinashin, nếu chúng ta xử lý không tốt chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu. Nhưng tôi cho rằng các giải pháp của Chính phủ vừa rồi là tốt. Ưu tiên số một là giải quyết việc làm cho hơn 70.000 lao động, thứ hai là phải giữ môi trường đầu tư. Nếu để Vinashin phá sản cũng được, nhưng như vậy phải xây dựng một tập đoàn công nghiệp tàu thủy mới bởi đây là chiến lược phát triển của đất nước. Bây giờ dầu khí là số một, nhưng sau năm 2020 kinh tế hàng hải sẽ là số một. Do vậy, phải tiếp tục đầu tư để Vinashin vượt qua khó khăn, từng bước duy trì, phát triển.

THÀNH NHÂN thực hiện

* Tin bài liên quan:

Công bố quyết định đình chỉ chức vụ ông Phạm Thanh BìnhĐình chỉ chức vụ ông Phạm Thanh BìnhĐã có văn bản thông báo với Bộ Công anQuản lý tài chính yếu kém, nhiều tổng công ty thua lỗSuy nghĩ về sự phát triển dựa trên các tập đoànVinashin: cơ chế "độc nhất vô nhị” Kiểm điểm, xử lý kỷ luật chủ tịch HĐQT Vinashin Bài học Vinashin: Xem lại cơ chế giám sát các tập đoàn Tái cơ cấu để sửa chữa 3 năm sau Vinashin hết khó khăn Vinashin nợ hơn 80.000 tỉ đồngVinashin vẫn phải trả khoản nợ nước ngoàiVinashin đứng trước nguy cơ phá sảnBắt nguyên Chủ tịch HĐQT Vinashin Phạm Thanh Bình

VÕ VĂN THÀNH ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên