17/06/2021 08:05 GMT+7

Bộ Công an giải đáp trực tuyến: Những tiện ích khi bỏ sổ hộ khẩu giấy và dùng căn cước gắn chip

TUỔI TRẺ
TUỔI TRẺ

TTO - Thẻ căn cước công dân gắn chip có bị theo dõi, giám sát? Dùng thẻ mới và bỏ sổ hộ khẩu giấy có ảnh hưởng gì đến các thủ tục liên quan?... Nhiều thắc mắc của người dân đã được đại diện Bộ Công an giải đáp trên tuoitre.vn sáng 17-6.

Đại diện Bộ Công an thông tin về thẻ CCCD gắn chip và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư - Video: DƯƠNG LIỄU

Bắt đầu từ ngày 1-7-2021, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (do Bộ Công an triển khai) sẽ được kết nối, chia sẻ với dữ liệu chuyên ngành của các bộ, ngành, lĩnh vực.

Để chuẩn bị cho việc này, Bộ Công an đã đi đầu với việc triển khai cùng lúc 2 dự án về cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân gắn chip, nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư.

Triển khai 2 dự án này trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát, diễn biến phức tạp, hàng chục ngàn cán bộ, chiến sĩ công an từ trung ương đến địa phương đã không quản ngày đêm để hoàn thành việc xây dựng 2 dự án.

Vậy, thẻ căn cước công dân gắn chip và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có gì khác biệt, nổi trội khiến lực lượng công an phải nỗ lực, cố gắng hoàn thành trong thời gian qua?

Bộ Công an giải đáp trực tuyến: Những tiện ích khi bỏ sổ hộ khẩu giấy và dùng căn cước gắn chip - Ảnh 2.

Từ 9-11h sáng 17-6, lãnh đạo Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an giao lưu, giải đáp các thắc mắc của bạn đọc về CCCD gắn chip và bỏ sổ hộ khẩu giấy, trên tuoitre.vn - Ảnh: VIỆT DŨNG

Được sự hỗ trợ của Bộ Công an, báo Tuổi Trẻ tổ chức buổi giao lưu trực tuyến "Những tiện ích của căn cước công dân gắn chip và hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư" tại địa chỉ tuoitre.vn, từ 9h-11h sáng 17-6, với sự tham dự của hai khách mời:

- Đại tá Ngô Như Cường, cục phó Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an.

- Trung tá Vũ Hoàng Đạt, phó giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư (Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an).

Hai khách mời đã giải đáp chi tiết những vấn đề liên quan đến thẻ căn cước công dân mới (gắn chip), về việc bỏ sổ hộ khẩu giấy và những vấn đề liên quan đến cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, như: Tiện ích, những tác động và ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp? Thẻ căn cước mới có gắn chip thì có bị theo dõi, giám sát? Làm sao phát huy hiệu quả 2 dự án này?...

Bộ Công an giải đáp trực tuyến: Những tiện ích khi bỏ sổ hộ khẩu giấy và dùng căn cước gắn chip - Ảnh 3.

Đại tá Ngô Như Cường - Ảnh: VIỆT DŨNG

Bộ Công an giải đáp trực tuyến: Những tiện ích khi bỏ sổ hộ khẩu giấy và dùng căn cước gắn chip - Ảnh 4.

Trung tá Vũ Hoàng Đạt - Ảnh: VIỆT DŨNG

Quét mã QR trên căn cước công dân gắn chip sẽ thấy thông tin cá nhân nào?

Làm căn cước công dân gắn chip: Người tạm trú có thể làm tại nơi đang ở?

Người tạm trú ở TP.HCM làm căn cước công dân như thế nào?

Phòng máy lạnh, trái cây, tivi, mở phim hài cho dân chờ làm căn cước công dân qua đêm

Xe lưu động đến tận khu phố làm căn cước gắn chip cho dân

Chiến sĩ trẻ đến nhà dân làm căn cước, chống tín dụng đen

Đạt mốc 50 triệu hồ sơ CCCD trước 1 tháng, bộ trưởng gửi thư khen công an các đơn vị

Người dân hai phường Tam Bình và phường Linh Trung (TP Thủ Đức) làm CCCD tới khuya - Video: MINH HÒA

Cục Cảnh sát giao thông: việc kết nối chia sẻ dữ liệu quốc gia giúp phục vụ nhân dân tốt hơn.

- Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đi vào hoạt động đã và sẽ có những tiện ích, tạo thuận lợi như thế nào cho người dân trong việc đăng ký, quản lý phương tiện, giải quyết tai nạn giao thông?

+Trung tá Vương Ngọc Bắc, Phó trưởng Phòng Tham mưu, phụ trách Trung tâm Thông tin chỉ huy Cục Cảnh sát giao thông:

Cục Cảnh sát giao thông là đơn vị đầu tiên được kết nối với hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đối với 03 lĩnh vực nghiệp vụ là Xử phạt vi phạm hành chính và Đăng ký quản lý phương tiện, Tai nạn giao thông. Việc kết nối tạo ra dữ liệu sống của người tham gia giao thông và chủ phương tiện giao thông phục vụ công tác bảo đảm TTATGT, cụ thể là:

1. Lực lượng Cảnh sát giao thông tiếp nhận và giải quyết nhiều thủ tục hành chính liên quan đến người dân, do vậy việc kết nối dữ liệu quốc gia về dân cư đem lại hiệu quả rõ rệt, thông tin người dân sẽ đảm bảo chính xác về họ tên, ngày tháng, năm sinh, địa chỉ thường trú, nơi ở hiện tại; đặc biệt là dữ liệu nơi ở hiện tại được cập nhật giúp cho công tác xác minh địa chỉ của chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện được chính xác, phục vụ công tác nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân: vi phạm TTATGT, xác minh truy tìm các trường hợp tai nạn giao thông, vi phạm pháp luật khác; mặt khác việc kết nối dữ liệu nghiệp vụ ngành Công an (đơn vị quản lý hồ sơ nghiệp vụ, các đơn vị khác...) giúp lực lượng Cảnh sát giao thông nắm được thực trạng thông tin về đối tượng cần lưu ý quan tâm để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ khác của ngành Công an.

2. Cơ chế chia sẻ dữ liệu là xu hướng chung của thế giới hiện nay, việc kết nối chia sẻ dữ liệu rút ngắn được thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ nhân dân tốt hơn.

3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về TTATGT giúp lực lượng Cảnh sát giao thông thực hiện tốt nhất trong các mặt công tác.

Buổi giao lưu trực tuyến "Những tiện ích của căn cước công dân gắn chip và hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư" do báo Tuổi Trẻ và Bộ Công an phối hợp tổ chức nhận được hơn 400 thắc mắc của người dân gửi đến. Tuy nhiên do thời gian có hạn, chương trình không thể giải đáp được tất cả, đại diện Bộ Công an đã chọn và giải đáp những vấn đề là băn khoăn chung của nhiều người dân. Những câu hỏi còn lại, chúng tôi sẽ tổng hợp chuyển Bộ Công an giải đáp vào thời điểm thích hợp và đăng tải trên tuoitre.vn. Xin cảm ơn bạn đọc!

MỜI BẠN ĐỌC THEO DÕI NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

TUỔI TRẺ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên