11/11/2011 16:43 GMT+7

Tuần phim thứ 7 của YxineFF

CÁT KHUÊ
CÁT KHUÊ

TTO - Tuần thứ bảy của tiệc phim ngắn YxineFF (từ ngày 11 đến 17-11) sẽ giới thiệu 16 bộ phim với ba phim hạng mục Toàn cảnh và 13 phim hạng mục Cận cảnh trên www.Yxineff.com.

lQEaHpXH.jpgPhóng to
Cảnh trong phim Ốc đảo gió - Ảnh: Yxineff.com

Anh hùng của đạo diễn Đỗ Quang Hải Âu (phim hành động dài 20 phút) kể về nhân vật Hùng, một người bán hủ tíu hiền lành đang sống cuộc đời êm đềm cùng vợ con phải đóng vai hiệp sĩ khi người khách quen của anh bị cướp. Hành động hào hiệp của anh đã khiến những tên côn đồ ngứa mắt, quyết phải loại trừ anh cho bằng được. Phim sẽ chiếu lúc 19g ngày 11-11.

Phía sau cái chết của đạo diễn Tạ Nguyên Hiệp (phim kinh dị dài 24 phút) kể về một thằng khờ bị dẫn dắt phạm tội bắt cóc trẻ em bởi một tên có hành tung bí ẩn. Với lối diễn đạt đậm chất thriller (kinh dị) xen lẫn một số khoảng lặng tâm lý, Tạ Nguyên Hiệp dẫn dắt người xem hồi hộp theo dõi câu chuyện về những tội ác diễn ra trong xã hội mà ở đó tình cảm gia đình đóng một vai trò mấu chốt. Từng đoạt giải Trống Đồng cho phim ngắn hay nhất tại Đại hội điện ảnh Việt Nam quốc tế (ViFF) tại California vào tháng 4-2011, phim sẽ chiếu lúc 19g ngày 12-11.

Thực đơn chủ nhật của đạo diễn Liesl Nguyen (phim truyện dài 24 phút), phim như một bức tranh thơ về cuộc sống của Mi - một cô gái trẻ lai Đức-Việt, được vẽ trên nền xám lạnh mùa đông của vùng ngoại ô Berlin. Mi phải đối diện với những khác biệt thế hệ và văn hóa. Thông qua việc học nấu những món ăn khoái khẩu của bà ngoại, cô tìm cách đối thoại với những người gần gũi xung quanh, và trên hết với chính bản thân mình. Phim sẽ chiếu lúc 19g ngày 13-11.

* Cùng chiếu vào lúc 19g ngày 14-11 là hai phim:

Đánh thức giấc mơ của đạo diễn Thanh Trang (phim tâm lý dài 15 phút) kể về Thanh - một du học sinh trẻ vừa về nước và đối mặt với những lựa chọn sự nghiệp của mình. Thanh thuê một căn hộ ở chung nhà với Di, một người có niềm đam mê trở thành ca sĩ. Liệu Thanh sẽ chọn làm những gì mình thích hay tiếp tục đi theo con đường mà gia đình đã định hướng cho cô từ lâu?

Thả đi và sống của đạo diễn Trương Đoàn Bích Lan (phim tâm lý tình cảm dài 15 phút) kể về một lần tình cờ Uyển Lan đọc lại một kịch bản đã rất lâu cô bỏ quên, và bắt tay vào việc casting cho bộ phim của mình. Thông qua những con người xa lạ đến thử vai, cô nhận ra được một điều quan trọng để từ đó thay đổi sự nhìn nhận về tình yêu của mình cũng như tìm thấy những điều mới mẻ trong cuộc sống. Phim sẽ chiếu lúc 19g ngày 14-11.

* Các phim sẽ chiếu vào lúc 19g ngày 15-11 gồm có:

Người lính vẫn như xưa của đạo diễn Trung Hiếu (phim tài liệu dài 12 phút): Phim theo chân ông Nguyễn Ngọc Châu, một người lính của quá khứ đang kiên trì chiến đấu chống lại căn bệnh tiểu đường trong cuộc sống hiện tại. Chia sẻ của ông có thể là những tài liệu tham khảo hữu ích cho những bệnh nhân mắc căn bệnh này để lấy lại niềm tin chiến thắng bệnh tật.

IrpZxuN4.jpgPhóng to
Cảnh trong phim Thả đi và sống - Ảnh: Yxineff.com

Tình già của đạo diễn Đỗ Thanh Hà (phim tài liệu dài 13 phút) kể về đôi vợ chồng già sống trong căn chòi nổi, một nơi dù chật chội vẫn là quá trống vắng khi không có những đứa con. Hằng ngày họ đi thu gom phế liệu để mưu sinh rồi lại trở về bên nhau mỗi buổi tối. Cuộc sống cơ cực có thể làm cho bề ngoài của họ có vẻ tiều tụy, lam lũ, nhưng thế giới tinh thần của họ luôn tươi sáng với tình yêu thương dành cho người ở cạnh mình.

Những đứa trẻ của đạo diễn Thái Hà (phim tài liệu dài 15 phút) kể về đôi vợ chồng già rổ rá cạp lại, ông đã 80 tuổi, bà 60 tuổi nhưng họ mới cưới nhau được 9 năm. Tình yêu của họ giản dị chân thành mà cũng khiến người khác phải chạnh lòng.

Ốc đảo gió của đạo diễn Lê Mỹ Cường (phim tài liệu dài 13 phút) kể về cuộc sống của những người bị bệnh phong ở trại phong Quả Cảm, Bắc Ninh. Ốc đảo hoang sơ, có vẻ cô lập nhưng cũng rất đẹp, và chính là biểu tượng của sự sống giữa một sa mạc tưởng như khô cằn nhất. Ốc đảo gió được đề cử giải Trái tim xanh.

*Cùng chiếu vào lúc 19g ngày 16-11 là các phim:

Đất đai thuộc về ai của đạo diễn Đoàn Hồng Lê (phim tài liệu dài 54 phút) là câu chuyện xảy ra ở Điện Ngọc - một xã nằm sát thành phố Đà Nẵng, trong chiến tranh chống Mỹ từng là mảnh đất anh hùng cách mạng, người dân đổ xương máu để giữ gìn đất đai. 35 năm sau chiến tranh, các nhà đầu tư người Mỹ quay lại mảnh đất này để xây dựng một sân golf trên chính ruộng đồng của nông dân.

Sương mù tháng Ba của đạo diễn Trương Vũ Quỳnh (phim tài liệu 35 phút) kể về ký ức của buổi sáng mù sương ngày 16-3-1968, quân đội Mỹ đã gây ra vụ thảm sát Mỹ Lai, giết chết 504 thường dân vô tội tại Quảng Ngãi. Trong số nạn nhân còn sống sót sau vụ thảm sát, có 2 người hiện đang làm việc tại Khu chứng tích Sơn Mỹ. Hằng ngày họ phải tiếp tục đối diện với quá khứ, với những ám ảnh không nguôi về những gì xảy ra với người thân của mình...

Làng mới của đạo diễn Dương Mộng Thu (phim tài liệu dài 47 phút) với câu chuyện về chiến tranh dù đã lùi rất xa nhưng ám ảnh về nó vẫn không hề dứt. Người làm phim đã đi tìm ký ức và dấu vết chiến tranh ở một cộng đồng nhỏ, ven biển Đà Nẵng. Ở đó, mỗi người có một câu chuyện chiến tranh khác nhau, vẫn hiện hữu trong đời sống thường ngày.

Thiện bảo tàng của đạo diễn Hoàng Tùng (phim tài liệu dài 30 phút) về nhân vật Thiện, một cán bộ bảo tàng trẻ, sinh ra và lớn lên sau năm 1975, trong một gia đình đã từng tham gia cả hai phía của cuộc chiến. Dưới cái nhìn của một người trẻ, chiến tranh ngày ngày vẫn sống động trong những căn phòng trưng bày hiện vật nhưng rồi cũng sẽ lùi vào quá khứ, cùng những chứng nhân của lịch sử đang dần biến mất theo thời gian.

Phòng mạch của bác sĩ Thi của đạo diễn Nguyễn Minh Kỳ (phim tài liệu dài 37 phút) kể về những người già đến khám bệnh và mang theo nhiều câu chuyện… Với họ, kể ra những câu chuyện đó cũng là một cách làm giảm bớt cơn đau. Và bác sĩ Thi, với nỗi đau riêng của mình, cũng là người chữa trị cho bệnh nhân những cơn đau cả thể xác lẫn tinh thần.

THGSYta7.jpgPhóng to
Cảnh trong phim Thả đi và sống - Ảnh: Yxineff.com

* Phim sẽ chiếu lúc 19g ngày 17-11 gồm có:

Agpayso A Balitok (True Gold) của đạo diễn Jola Diones Mamangun (phim tài liệu dài 22 phút) về ký ức từ thế kỷ thứ 16. Bộ phim không chỉ phản ánh vấn đề này tại cộng đồng người bản xứ Ifugao ở vùng núi Nueva Vizcaya, mà còn diễn tả và đi sâu vào cuộc đấu tranh của những con người vùng này nhằm giữ gìn đất đai của tổ tiên và quyền con người cũng như chống lại quá trình tàn phá môi trường bởi sự tham lam của các công ty khai thác nước ngoài.

Ang Panagtagbo sa Akong mga Apohan (The day my grandmothers Met) của đạo diễn Malaya Camporedondo (phim tài liệu lịch sử dài 48 phút) kể về nhân vật Hilario Camino Moncado - một người Philippines sinh ra tại Cebu, là người sáng lập tổ chức Filipino Federation of America. Vào cuối những năm 1940, đầu những năm 1950, nhiều người từ khắp Philippines theo ông kéo đến đảo Samal và dừng chân sinh cơ lập nghiệp ở đó....

CÁT KHUÊ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên