11/05/2016 15:52 GMT+7

Trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục quốc gia

Trường ĐH Văn Lang hiện đào tạo 18 ngành hệ đại học chính quy, tổ chức thành 4 nhóm: Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế, Kiến trúc - Mỹ thuật ứng dụng, Xã hội - Nhân văn.

Sinh viên học tập tại thư viện Trụ sở 45 Nguyễn Khắc Nhu, P.Cô Giang, Q.1, TP.HCM.

Năm 2006, trường ĐH Văn Lang là 1 trong 20 trường ĐH đầu tiên tham gia hệ thống kiểm định chất lượng đào tạo đại học của Bộ GD-ĐT Việt Nam. Tháng2 -2009, Hội đồng Quốc gia Kiểm định Chất lượng Giáo dục đề nghị Bộ trưởng Bộ GD-ĐT công nhận Trường ĐH Văn Lang “đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục quốc gia”.

Hội đồng cũng công nhận những điểm mạnh của Nhà trường: “công tác chăm lo cho người học được thực hiện tốt”, “Trường đã mạnh dạn đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo” (Công văn số 115/TB-BGDĐT).

Trường ĐH Văn Lang hiện có hai cơ sở đào tạo với hệ thống giảng đường bao gồm 53 phòng học, 3 hội trường, 2 thư viện đặt tại mỗi cơ sở, các phòng LAB, phòng multimedia, phòng mô phỏng, họa thất, studio, xưởng cắt may, xưởng tạo dáng, xưởng in… và các trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy.

Các chương trình hợp tác quốc tế đang được triển khai mạnh mẽ tại trường ĐH Văn Lang mang lại nhiều lợi ích và sự khác biệt cho người học.

Hiện nay, trường có 10.700 sinh viên bậc đại học và 75 học viên cao học cùng đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng uy tín, tận tâm, kinh nghiệm, đảm bảo chất lượng đào tạo của Nhà trường.

Sau 21 năm, trường đã cấp bằng tốt nghiệp cho 33.500 cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư và 24 thạc sĩ. Nguồn nhân lực từ Trường ĐH Văn Lang đã được thị trường lao động chấp nhận. Nhiều cựu sinh viên tiếp tục con đường học tập, nghiên cứu sau ĐH tại các trường ĐH uy tín trong và ngoài nước.

Đào tạo gắn liền với nhu cầu xã hội

Hoạt động dạy học của trường gắn liền với yêu cầu nhân lực của xã hội. Học các ngành Thiết kế Công nghiệp, Đồ họa, Nội thất, Thời trang, Kiến trúc tại Văn Lang, sinh viên được thực hành tại các phòng chuyên dụng như họa thất, xưởng tạo dáng, xưởng cắt may; tập làm việc qua các workshop, fashion show, triển lãm chuyên ngành; tham gia hội thảo, talkshow cùng các chuyên gia uy tín trong và ngoài nước. Các bạn có cơ hội hợp tác với doanh nghiệp trước và sau tốt nghiệp.

Talkshow của “phù thủy” Thiết kế Nội thất Thế giới David Trubrige tại Văn Lang tháng 10-2015; Triển lãm đồ án của sinh viên Thiết kế Đồ họa tại Trung tâm Nghệ thuật Seoul, Hàn Quốc, tháng 11-2015; Dự án cộng đồng Phú Xuân Community Co-design hợp tác với ĐH Công nghệ và Thiết kế Singapore và Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), 2014 -2015… là những thành quả của nỗ lực hợp tác quốc tế, xây dựng quan hệ đối tác giữa nhà trường - doanh nghiệp.

Nắm bắt xu hướng Thiết kế Đồ họa thế giới, từ năm 2014, Trường ĐH Văn Lang bắt đầu đào tạo chuyên ngành Đồ họa Truyền thông tương tác, góp phần giải tỏa cơn khát nguồn nhân lực trẻ, chuyên nghiệp trong lĩnh vực thiết kế đồ họa trên nền tảng không gian 3D.

Sinh viên chọn và học chuyên ngành này ngay từ năm nhất sau khi trúng tuyển vào ngành Thiết kế Đồ họa. Kiến thức toàn khóa gồm các phần mềm chuyên dụng, thiết kế web - game - phim hoạt hình, kỹ thuật nhiếp ảnh - quay phim, dựng phim, kịch bản.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên