08/04/2008 08:00 GMT+7

"Trâu điên" xuống phố

DƯƠNG VĂN TIẾN
DƯƠNG VĂN TIẾN

TTC - Hàng ngày, trên các tuyến đường ngoại ô Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng, Khuất Duy Tiến, Kim Giang, Hồ Tùng Mậu... luôn có những chuyến xe chở vật liệu xây dựng, đất đá phế thải không được che chắn cẩn thận, nhưng lại phóng bạt mạng.

XZ6HkdOp.jpgPhóng to
TTC - Hàng ngày, trên các tuyến đường ngoại ô Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng, Khuất Duy Tiến, Kim Giang, Hồ Tùng Mậu... luôn có những chuyến xe chở vật liệu xây dựng, đất đá phế thải không được che chắn cẩn thận, nhưng lại phóng bạt mạng.

- Những “con trâu điên” này không những gây nguy hiểm cho người đi đường mà còn làm ô nhiễm môi trường bởi các đám mây bụi khổng lồ. Tác hại của “trâu điên” thì ai cũng thấy, nhưng xem ra việc xử lý “trâu điên” có vẻ không đơn giản chút nào. <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

DƯƠNG VĂN TIẾN

Công viên kêu cứu

Công viên cây xanh tại khu đô thị Đền Lừ (Q.Hoàng Mai) tuy mới được đưa vào sử dụng nhưng đã tỏ vẻ rệu rã. Con đường dạo quanh hồ nước xuất hiện vô số ổ trâu, ổ bò còn gạch lát thì bị bong tứ tung. Nắp cống nắp ga ở đây cái mất cái vỡ nên đã trở thành “bẫy giữa đường” dành cho những người mãi ngắm mây trời. Cỏ dại không được cắt xén nên mọc um tùm, các đống rác lớn thì trở thành nơi “trú quán” của các đàn ruồi muỗi. Đến nước này mà không kêu cứu thì mới lạ!

DƯƠNG VĂN TIẾN

Nên kiểm soát túi

iWCPujc0.jpgPhóng to

Chợ đêm sinh viên Xuân Thủy (Q.Cầu Giấy) luôn tấp nập người mua người bán và cả người “không mua không bán”. Thành phần thứ ba này chính là đội quân “2 ngón”. Từ lâu, nơi đây đã trở thành nơi kiếm ăn béo bở của chúng. Lợi dụng lúc người mua, kẻ bán thiếu cảnh giác là chúng ra tay móc ví và điện thoại, rồi nhanh chân lỉnh mất.

Trong lúc cơ quan chức năng chưa kiểm soát hết, thì “thượng đế” nhớ luôn tự “kiểm soát” cái túi của mình.

DƯƠNG VĂN TIẾN

Trả lại tên em

Các tuyến đường Phan Đình Phùng, Quang Trung, Quán Sứ ở Hà Nội vốn chật hẹp, hay bị tắc nghẽn giao thông. Vậy mà hiện nay các tuyến đường này đang bị lấn chiếm làm... bãi đỗ các loại xe. Việc làm nghịch lý này còn gây mất trật tự và mất mỹ quan đô thị.

HỮU TIẾN

Vì sao?

Hai bên đường Lạc Long Quân (đoạn sát hồ Tây) từ trước đến nay vốn có nhiều cây to có bóng mát. Không biết sao các bác Quản lý đô thị ở đây lại thẳng tay cưa cành chặt ngọn các cây này. Hiện các “lá phổi xanh” trơ trụi khẳng khiu, trông rất thê lương không còn mang vẻ thơ mộng của hồ Tây nữa. Ai có thể lý giải được việc làm này không?

YÊN THẾ

Lừa đảo trên xe

Hiện nay, nạn lừa đảo bằng trò đỏ đen trên các tuyến xe miền ngược ở phía Bắc đã sống lại. Mặc dù vẫn là thủ đoạn cũ rích, nhưng người dân quê chất phác vì ham vận may vẫn bị lừa như thường, trong đó không ít người là sinh viên, công nhân. Bác tài thì sợ vạ lây, hành khách thì không dám ho he, nên tình trạng vẫn tiếp diễn dài dài.

LÊ QUÝ ĐẢM

Những tay lái “lọa”

Hàng ngày, trên tuyến đường Hà Nội ngược lên Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang có hàng trăm chuyến xe khách. Khi đã chạy qua khu vực đồng bằng là các xe bắt đầu lao vào cuộc đua để giành vị trí đứng đầu đoàn. Đã nhiều phen hành khách trên xe phải hú hồn về pha “biểu diễn” kỳ lạ không đúng chỗ của các tay lái này. Mặc dù hành khách đã than phiền can ngăn, nhưng cả tài và phụ xe đều bỏ ngoài tai, ngược lại họ còn tỏ ra vô cùng hào hứng với trình độ “lọa” của mình.

NGUYỄN THỊ KIM OANH

Phơi rác

Gần đây, nhiều người dân đã có sáng kiến biến hành lang của đường sắt (tuyến Hà Nam - Nam Định) thành sân phơi rác. Các bao ni-lông phế thải này luôn tỏa mùi khó chịu cho môi trường. Tuyến đường sắt này chạy song song với Quốc lộ 21A, nên hàng ngày cảnh tượng nhếch nhác của “sân phơi” luôn đập vào mắt người đi đường, không còn gì là mỹ quan đô thị nữa.

VÕ THẢO

Bánh cuốn “hồn nhiên”

Ai đã đến thăm làng nghề bánh cuốn Cắt Lại sẽ không khỏi giật mình bởi sự ô nhiễm. Hầu hết các con mương ở đây bị ô nhiễm nặng do nước bánh chua thải trực tiếp từ hơn trăm hộ làm nghề. Người dân còn vô tư xả rác, vứt súc vật chết xuống kênh mương. Những ngày nắng nóng, mùi hôi thối bốc lên rất khó chịu. Ấy vậy mà người dân vẫn “hồn nhiên” sử dụng nguồn nước ô nhiễm này. T.H. “Vòng xuyến rác” Ngã ba Trần Thánh Tông của thành phố là đoạn đầu của con đường lên khu di tích lịch sử Đền Trần. Thế nhưng cứ đến 15 giờ là người dân quanh đây đem rác ra ngã ba để vứt, mặt dầu chưa đến giờ có xe thu gom rác. Thói quen này đã tạo nên một “vòng xuyến rác” ngay giữa thành phố. Chả hiểu sao người ta cứ duy trì thói quen này mà không ai ngăn chặn.

NGÔ NẶNG

Bãi đỗ “VIP”

cSyY214n.jpgPhóng to
Ngay giữa trung tâm huyện Lộc Bình có một bãi đất khá đẹp để hoang. Nghe đâu khu này được qui hoạch để xây dựng một khuôn viên hoành tráng. Nhưng đã qua mấy khóa bí thư, chủ tịch rồi mà chẳng ai nhìn thấy khuôn viên đâu, chỉ thấy cỏ dại mọc um tùm. Hiện nay khu đất VIP này đã trở thành bãi đỗ xe tuyệt vời cho một khách sạn gần đó.

TUYEN-ETER

Cho xin cái biển cấm

Mặc dù đã có đường Quốc lộ 1A mới, nhưng đoạn đường từ phía Bắc cầu Hàm Rồng đến chân cầu vượt Hàm Rồng vẫn được các loại xe tải nặng “chiếu cố”. Kết quả đoạn đường phụ này bị xuống cấp thê thảm, báo hại cho người tham gia giao thông và các gia đình hai bên đường. Mới đây, đường đã được sửa lại nhưng xe tải trọng nặng lại tiếp tục “có mặt trên từng cây số”.

Cứ đà này chẳng mấy chốc đường lại hư tiếp, lúc đó chả biết đến đời nào mới được sửa sang. Đề nghị ngành giao thông cho xin một cái biển cấm các loại xe tải nặng ở đây để tăng tuổi thọ cho đoạn đường đáng thương này.

VŨ MINH THÚY

Sao không truy?

Những bức tường, cột điện trên đường phố Hà Nội được in, dán dày đặc các quảng cáo về khoan cắt bê-tông, về sửa điện, về dạy thêm... trông rất bẩn mắt, mất hết vẻ mỹ quan đô thị. Mặc dầu trên các quảng cáo đó có địa chỉ, có số điện thoại rõ ràng, vậy mà không thấy cơ quan văn hóa ra tay truy tìm thủ phạm để họ xóa bỏ “vết nhơ” trên đường phố.

DUY AN

“Hóng” nhầm chỗ

Gò Đống Đa là một di tích đã đi vào lịch sử dân tộc. Đây là nơi thư giãn ưa thích của người dân thủ đô, nhất là các cụ già. Đồng thời đây cũng là nơi lý tưởng cho các cặp tình nhân hóng gió. Có điều họ “hóng” tới mức quá đáng, khiến người đi dạo “xốn mắt” phải tìm đường tránh ngay. Mong các cặp tình nhân nên hóng gió đúng chỗ hơn, để du khách có thể an tâm thoải mái với gò Đống Đa.

LƯƠNG QUỐC AN

Đánh dấu chủ quyền

Buổi tối, đến hồ Giảng Võ du khách sẽ nhìn thấy cảnh tượng các ghế nhựa được đặt chễm chệ bên cạnh ghế đá. Thì ra đó là cách “đánh dấu chủ quyền” của mấy bà hàng nước. Ai ngồi vào ghế đá mà không “Uống gì giúp chị...” thì ngay lập tức có một bảo kê bặm trợn nhắc nhở “Không uống thì... biến!”. Không ai dám hó hé gì, mặc dù biết ghế đá công viên là của chung. Cũng không thấy nhà chức trách “hó hé” xử lý. Phải chăng họ đã được cấp giấy “chủ quyền”?

NGUYỄN THỊ HỢI

AKrpndb2.jpgPhóng to

Tuổi Trẻ Cười số 352 (ra ngày 1-04-2008) hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái!

DƯƠNG VĂN TIẾN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên