27/06/2016 17:00 GMT+7

​Tránh đau chân với giày cao gót

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Giày cao gót là một trong số ít các xu hướng thời trang lúc nào cũng “hot” nhưng song hành cùng nó là các vấn đề liên quan đến sức khỏe.

Theo Terel Newton, bác sĩ khoa gây mê và giảm đau tại trung tâm giảm đau tại Los Angeles (Mỹ) chia sẻ: “Mang giày cao gót lâu hơn ba tiếng/ một ngày có thể ảnh hưởng đến gân sau của gót chân (gân Archilles – khoảng gân lớn nhất của cơ thể, dễ bị thương tích vì lượng máu ít, và chịu nhiều áp lực của cơ thể)”.

Khi mang giày cao gót, cơ thể bạn chuyển động phần lớn hướng về phía trước, hông và các liên kết vùng xương sống bị tác động, đầu gối và bàn chân làm việc nhiều hơn, đó là nguyên nhân dẫn đến các bệnh viêm xương khớp, bong gân mắt cá chân và một số bệnh liên quan khác.

Tham khảo một số lời khuyên sau có thể giúp bạn khắc phục tình trạng này:

Chọn giày đúng kích thước

Điều đầu tiên và quan trọng nhất là hãy chọn một đôi giày phù hợp. Một đôi giày đúng kích thước sẽ giảm bớt áp lực cho bạn từ gót chân xuống đến các ngón chân. Giày quá nhỏ là thủ phạm nguy hiểm nhất gây đau chân. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ ép mình vào size đôi giày họ yêu thích, điều này làm phồng rộp, sưng tấy và thậm chí tổn thương khớp chân. Để tránh vấp ngã, hay các sự cố giày cao gót, bạn nên thêm thiết kế dây đai, nhưng chú ý vì nó có thể tổn thương mắt cá chân.

Chú ý đến thời gian đi giày trong ngày

Nếu bạn đi giày 24h/24h, bàn chân của bạn có thể bị sưng lên 10%, điều này sẽ tồi tệ hơn với một đôi giày bạn đi chật hay quá size. Hãy thử tháo giày vào buổi chiều, khi các cơ của đôi chân bạn mệt mỏi nhất, và sẵn sàng một bảng đo kích thước chân để đảm bảo đôi bàn chân luôn được quan tâm nhất.

Giày đế bằng chưa hẳn là giải pháp

Để tránh đau chân với những đôi giày cao “lênh khênh”, nhiều phụ nữ thoải mái với lựa chọn giày đế bằng. Tuy nhiên, trên thực tế, một đôi giày đế bằng vẫn có thể mang đến các cơn đau ở đầu gối, hông, phần lưng, và các rối loạn vật lý ở chân, khi gan bàn chân, gót chân bị áp bức do giày chật hoặc gây kích chân bạn. Bạn nên chèn các lớp đệm, miếng lót hỗ trợ tạo độ êm đồng thời bảo vệ các khớp xương chân. Dù là giày đế bằng hay cao gót, một đôi giày với phần gót tạo thăng bằng tốt nhất sẽ mang đến cho bạn nhiều ích lợi hơn.

Tập luyện đôi bàn chân

Giày càng cao, áp lực cơ thể lên đôi bàn chân của bạn cũng tịnh tiến theo. Một đôi giày cao gót 7 - 10 cm có thể gây sức ép nhiều hơn khoảng 76% so với một đôi giày đế bằng. Tùy thuộc vào cấu trúc bàn chân và cơ thể mình, các chị em nên chọn đôi giày cao gót phù hợp với mình, thông thường từ độ cao 3 - 5 cm là an toàn. Đứng nhiều hoặc đi lại trên đôi giày cao gót dù đã chọn lựa đôi giày phù hợp với các miếng đệm, lót vẫn có thể khiến bàn chân đau nhức. Các bài tập nhẹ như vận động khớp chân, xoay ngón chân theo vòng tròn và ngược lại, massage bàn chân sẽ giúp đôi chân của bạn thư giãn và dẻo dai hơn.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: đau chân giày cao gót