24/11/2013 08:18 GMT+7

Thơ Châu La Việt

T.N.
T.N.

TT - Bài thơ có một thời chỉ nằm trong sổ tay. Người nọ chép cho người kia, cứ thế mà lan truyền một nỗi đau không biết từ đâu đến. Chỉ biết là đau thôi, nỗi đau rất thật của một tâm hồn thơ dại. Một nỗi đời nhỏ bé trong một cuộc chiến trường kỳ, những năm 1960, những năm 1970.

HLIjtyHV.jpgPhóng to
Minh họa: V.Cường

Sau khoảng nửa thế kỷ, năm 2013, bài thơ bất ngờ trở lại trong tập hồi ký của NSƯT Tân Nhân - nữ danh ca của quê nghèo Quảng Trị, một thời vang danh với những Xa khơi,, Ru con, Tình quê hương, Câu hò bên bờ Hiền Lương... Trong tập Tân Nhân và Xa khơi (NXB Lao Động) có một trang ghi thế này: “Xót xa thay đó là mối tình bất hạnh. Trong chuyến về thăm nhà vùng tạm chiếm, anh bị kẹt và từ đó chúng tôi mãi mãi cách chia. Cháu Hoài, kết quả của mối tình mà chúng tôi tưởng rằng đẹp đẽ ấy, hơn nửa cuộc đời mới biết mặt cha và bao năm sống trên đất Bắc phải mang trong lý lịch của mình là con của một nhạc sĩ ngụy...”.

Ấy là bà kể lại câu chuyện tình buồn bã của mình với nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ. Nhật ký của Hoài năm 16 tuổi in trong tập sách của người mẹ, chính là Con sông dòng đục dòng trong của Châu La Việt ngày nào. Cho đến lúc này, bài thơ cũng chỉ “công khai” có lần ấy thôi. Trong nhiều tập sách của Châu La Việt sau này cũng không tìm thấy bài thơ năm 16 tuổi...

Nhật ký của Hoài năm 16 tuổi

“Con sinh ra là một giọt lệ đauGiọt lệ ấy chẳng đủ soi lòng mẹĐừng giận con mẹ ơi vì thơ béCon nào đã hiểu hết nổi cuộc đời...

Con là vật kỷ niệm lúc chia phôiMẹ muốn quên dáng người đi tội lỗiCon lại mang khuôn mặt người cha ấyVì có con mẹ chẳng thể quên cha

Mẹ lấy chồng rồi mẹ đẻ em raHạnh phúc mới xóa nhòa ký ứcCó bố có em cho nên quên đượcKhuôn mặt cha và cả khuôn mặt con

Những phút mẹ vui, những phút mẹ buồnMuốn chia sẻ con cũng thành xa lạĐất nước chia hai, mẹ cha đôi ngảCon là con sông có dòng đục dòng trong...

Và mẹ ơi con những phút yếu lòngMẹ đừng hỏi nước mắt từ đâu thếNgày tan nát giọt lệ đau của mẹNay chảy vào thành nước mắt đời con...”.

Bộ đội

Khi đi ra chiến trườngChúng tôi xếp hàng ngangKhông ai muốn lùi bước

Khi đi nhận lương thựcChúng tôi xếp hàng dọcĐồng chí khỏe đứng sauĐồng chí yếu đứng trước

Đồng chí nào thương tậtĐề nghị xếp lên đầu.

(Mặt trận Lào - 1971)

Ba của em

Anh không biết gương mặt của ba emNhưng anh tin ba em hiền lành lắmNếu không thế người xa bao năm thángNhững nét ấy vẫn đọng ở mặt em...

Anh không biết gương mặt của ba emNhưng anh tin tóc em người thường vuốtNếu không thế sao mái tóc em mượtEm gìn giữ như thể có tay cha?

Anh không biết gương mặt của ba emNhưng anh tin tình yêu người mãnh liệtNếu không thế sao mỗi khi tha thiếtGọi tên người em nước mắt vòng quanh?

Cha đi xaMẹ xuôi ngược nhọc nhằnEm tìm cha trong đôi tay của mẹMẹ bế em vượt mưa nguồn chớp bểCha nằm xuống chắc chưa thể lòng yên

Anh chưa biết gương mặt của ba emNhưng điều này riêng anh hiểu đượcPhải nâng niu em cô gái nhiều mất mátKhi tình cha đã hóa vào trong anh...

T.N.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: Thơ