28/05/2013 13:26 GMT+7

Đạo diễn trẻ Việt Nam tham dự Cannes: "Mình còn là số 0"

CÁT KHUÊ thực hiện
CÁT KHUÊ thực hiện

TTO - Với 16:30 - phim đoạt giải Trái tim Việt Nam, Trái tim trẻ của YxineFF 2012, Cánh diều vàng 2012 cho phim ngắn… - Trần Dũng Thanh Huy đã trở thành gương mặt trẻ VN được mời đến một trong những liên hoan phim lâu đời và lớn nhất thế giới: Cannes.

Sức mạnh châu Á tại Liên hoan phim Cannes“Hãy làm phim có cá tính riêng và khác biệt”

alv97i7s.jpgPhóng to
Đạo diễn Thanh Huy trao đổi với bà Jane Campion - Ảnh: Thu Hương

Phim ngắn của Huy đã được chiếu trong khuôn khổ Góc phim ngắn. Huy cũng được gặp các nhà làm phim nổi tiếng thế giới.

Từ Cannes, Trần Dũng Thanh Huy đã chia sẻ với PV Tuổi Trẻ những xúc cảm của mình khi đến với một trong những liên hoan phim lâu đời và lớn nhất thế giới.

* Hành trang đến Cannes của bạn ra sao?

- Tôi đã chuẩn bị một dự án phim dài của mình lấy tạm tên là 17:30, và ngoại ngữ. Kèm theo đó là tinh thần, sức trẻ nhưng quan trọng nhất là sự hồi hộp vì mình sắp bước ra thế giới, nơi tôi chưa từng biết tới trước đây.

* Đứng giữa sự khổng lồ về phù hoa và sáng tạo như Cannes, Huy "ngợp" nhất với những điều gì?

- Ấn tượng đầu tiên làm tôi ngay lập tức bị ngợp là vẻ đẹp của thiên nhiên, cũng bởi quy mô LHP Cannes quá lớn gần như nằm hết cả thành phố, thật ngoài sự tưởng tượng của tôi. Ấn tượng thứ hai là việc nhận được sự tôn trọng với mọi người dù anh đến từ đâu. Những người có phim tham dự càng được trân trọng. Nhưng cuối cùng là sự phân đẳng cấp rõ ràng, có những chỗ chỉ dành cho VIP, hay những khu vực chỉ đoàn phim có phim dài tham dự mới được bước qua... Khách du lịch hầu hết sẽ chỉ đứng vòng ngoài trong mọi sự kiện.

Buồn nhiều nhất chắc là khi đi trên thảm đỏ. Cần phải nhìn nhận sự thật mình là con số không trong mắt quốc tế.

Cannes còn khổng lồ về sự sáng tạo khi riêng phim ngắn vòng trình chiếu đã là hơn 2.000 phim, vòng tranh giải 20 phim. Tôi nhận ra rằng VN không có ai biết đến ngoài các điểm sáng cũ như Trần Anh Hùng hay Phan Đăng Di. Trong chợ phim cũng vậy, quá lớn và quá to, VN mình năm nay góp mặt Lửa Phật Đường đua, rất ít so với các nước khác. Nhiều đại biểu các liên hoan phim cũng có mặt để giới thiệu LHP của nước họ. Phải chi có đại diện LHP VN thì hay quá. Ngoài cổng chợ phim có cắm rất nhiều quốc kỳ của các nước trong đó có Thái Lan gần mình mà VN lại không có. Buồn thật!

* Huy có chia sẻ trên Facebook của mình rằng cảm giác sự trân trọng mà khán giả dành cho đoàn phim trong một buổi chiếu đã làm bạn xúc động rất nhiều...?

- Có thể nói là cảm giác buồn của tôi tăng lên từ từ. Buồn nhiều nhất chắc là khi đi trên thảm đỏ. Cần phải nhìn nhận sự thật mình là con số không trong mắt quốc tế. Chứng kiến các ngôi sao thế giới, các đoàn phim truyện được tham dự mới thấy họ đã được vinh danh xứng đáng với những gì họ đã làm như thế nào.

Vào trong rạp, khi đoàn phim tiến vào, khán giả vỗ tay gần 5 phút. Rồi tất cả khán giả với veston, đồ dạ hội, mấy ngàn người ấy ngồi yên lặng xem hết sức say mê (mà đó chỉ là phim được tham gia trình chiếu thôi nhé, chứ không phải tranh giải). Hết phim mọi người đứng lên vỗ tay, dành nhiều lời khen và lời chúc mừng đến đoàn phim. Tôi thấy người diễn viên chính và đạo diễn đã rơi nước mắt trước sự tôn trọng đó. Đúng là sự trân trọng sáng tạo quá lớn lao mà dường như ta chỉ có thể gặp ở Cannes.

BpgTrUth.jpgPhóng to
Buổi gặp gỡ giữa Trần Dũng Thanh Huy và cô Alice Kharoubi - trưởng dự án Góc phim ngắn về bộ phim 16:30 cũng như những cơ hội dành cho các đạo diễn trẻ

* Những cuộc gặp ngắn với các nhà làm phim quốc tế như đạo diễn Jane Campion hay Alice Kharoubi, Huy đã nhận được những gì?

- Tôi đã gặp rất nhiều các bạn làm phim ngắn giống như tôi, họ đứng trước cửa phòng chiếu tặng poster phim của họ cho khán giả, rồi ngồi đó ăn uống nghỉ ngơi không câu nệ. Bà Alice Kharoubi (trưởng dự án Góc phim ngắn) nhận xét 16:30 khá tốt và nếu phim không dư thời lượng thì cũng có thể vào vòng tuyển chọn 20 phim tranh giải năm nay.

Jane Campion (đạo diễn nữ đầu tiên đoạt giải Cành Cọ vàng cho Dương Cầm) cho tôi thấy sự giản dị của những người làm phim chân chính. Bà cho tôi khá nhiều lời khuyên như hãy làm phim theo tiếng nói riêng cá nhân, hãy làm khi sự chuẩn bị thật sự tốt, hãy thật sự yêu câu chuyện của mình, hãy làm việc với những người cộng sự thật ăn ý vì họ sẽ là người quyết định thành công của phim, đối xử tốt với đoàn phim và cuối cùng là hãy giữ gìn sức khỏe...

* Và bây giờ, giấc mơ được Cannes chọn một cách đích thực (như Phan Đăng Di hay Trần Anh Hùng) đã được nhóm lên trong Huy chưa?

- Tôi ước được quay lại Cannes trong thời gian sớm nhất với phim mới của mình. Một buổi công chiếu phim 90 phút đầu tay đó là một giấc mơ của tôi. Nhưng tôi cũng hiểu từ ước mơ đến hiện thực còn là một con đường rất dài phía trước... Đến Cannes và rời Cannes tôi thấy mình bình tĩnh hơn để biết mình đang ở dưới lòng đất chứ chưa lên mặt đất!

CÁT KHUÊ thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên