11/01/2004 19:12 GMT+7

Đạo diễn Trần Khải Ca: "Phim của tôi là tấm gương để soi mình"

Theo LĐ - ParisMatch
Theo LĐ - ParisMatch

"Khi thành "nhà làm phim", tôi muốn bộc lộ những gì mình có, trong đầu và trong tim. Nhưng khi đã là nhà chuyên nghiệp, nhận vô số giải thưởng, tiền bạc, dự án đầy ắp, tôi đã quên đi những gì mình muốn làm lúc ban đầu. Tự chế nhạo mình, bây giờ tôi lại đặt cho tôi những câu hỏi như là cho những đứa trẻ. Thật sự, phim của tôi là tấm gương để tôi soi lại mình..." - đạo diễn Bá Vương biệt cơ và Cây vĩ cầm vàng trò chuyện với ParisMatch .

LHGfZm6D.jpgPhóng to
Đạo diễn Trần Khải Ca (trái) vai giáo sư Yu trong Cây vĩ cầm vàng
"Khi thành "nhà làm phim", tôi muốn bộc lộ những gì mình có, trong đầu và trong tim. Nhưng khi đã là nhà chuyên nghiệp, nhận vô số giải thưởng, tiền bạc, dự án đầy ắp, tôi đã quên đi những gì mình muốn làm lúc ban đầu. Tự chế nhạo mình, bây giờ tôi lại đặt cho tôi những câu hỏi như là cho những đứa trẻ. Thật sự, phim của tôi là tấm gương để tôi soi lại mình..." - đạo diễn Bá Vương biệt cơCây vĩ cầm vàng trò chuyện với ParisMatch .

* Cái nhìn của ông về Trung Hoa hiện đại?

- Văn hoá Á châu vẫn còn cách xa văn hoá Tây phương. Đặc biệt tôi tin rằng vấn đề của chúng tôi là văn hoá hơn là chính trị. Chúng tôi đã trả giá đắt cho cải cách kinh tế. Dân chúng cần tiền, nhưng có tiền thì làm gì? Quá khứ của chúng ta ở đâu? Bắc Kinh quê hương tôi có khác nào hiện thân của lịch sử và văn hoá vậy mà những toà nhà hiện đại đã hủy đi. Theo đuổi một cuộc sống tiện nghi, chúng tôi đã hy sinh cả bản sắc văn hoá của mình, và đôi khi cả tâm hồn mình.

* Xem ra ông phiền muộn về quá khứ hơn là tin tưởng ở tương lai...

- Từng sống ở Tây, tôi biết được niềm vui tận hưởng cuộc sống và làm điều mình muốn. Tôi biết được thế nào là tự do, khái niệm mà người Trung Quốc ít để ý. Nghịch lý là trong cách mạng văn hoá, ở vào những lúc tồi tệ bị tước đoạt tất thảy trong trại cải tạo, chúng tôi lại hạnh phúc. Sự cùng cực khiến ta ý thức về cái cốt tuỷ, tài sản tinh thần của ta, và ta tận hưởng cuộc sống.

* Qua Bá Vương biệt cơ, ông mô tả cuộc đấu tố chính bố đẻ của mình trong Cách mạng Văn hoá, còn với phim mới này, cậu bé chơi dương cầm đã chọn bố chứ không phải là danh tiếng...

- Đúng, tôi đã dùng lại vài kỷ niệm. Như ngày tôi phải đi cải tạo ở nông thôn, bố tôi đi tiễn. Cả hai chẳng nói gì và chỉ bắt tay nhau khi tôi lên tàu. Tôi chẳng hiểu ông yêu tôi ra sao. Chỉ đến khi tàu chạy và bố tôi bắt đầu chạy theo các toa tôi mới biết rằng ông cố giấu cảm xúc của mình, tôi đã choáng váng. Tình yêu thật kỳ diệu, nó cho ta lòng tin, rằng có cái gì đó vẫn rực sáng trong những lúc tăm tối nhất.

* Ông cũng gợi lên vấn đề mại dâm, vốn rất là phổ biến?

- Rất nhiều phụ nữ trẻ Trung Quốc rời nông thôn, nhà máy để ra sống ở phố và chẳng có cách sống nào khác ngoài cách đó. So với đàn ông, phụ nữ khổ hơn nhiều, và người ta thường quên nỗi đau đớn của họ.

Theo LĐ - ParisMatch
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên