22/01/2006 08:05 GMT+7

Cachiusa

BẢO MINH
BẢO MINH

TTCN - Tình ca Nga với các ca khúc trữ tình như Đôi bờ, Chiều Matxcơva, Cuộc sống ơi ta mến yêu người, Cachiusa, Anh yêu em, Đồi Lênin, Quay tơ, Chiều hải cảng... từ nhiều thập niên qua đã in sâu vào tâm hồn những người Việt yêu mến đất nước Nga.

RrvpKxe6.jpgPhóng to
TTCN - Tình ca Nga với các ca khúc trữ tình như Đôi bờ, Chiều Matxcơva, Cuộc sống ơi ta mến yêu người, Cachiusa, Anh yêu em, Đồi Lênin, Quay tơ, Chiều hải cảng... từ nhiều thập niên qua đã in sâu vào tâm hồn những người Việt yêu mến đất nước Nga.

Trong trào lưu âm nhạc Nga du nhập vào VN gần nửa thế kỷ trước có một ca khúc rất quen thuộc là bài Cachiusa. Ban đầu Cachiusa có tên gọi theo tiếng Nga là Caterinagửi người chiến sĩ biên thùy (nhạc của Matvây Blante), với lời nhạc mở đầu:

Đào vừa ra hoa, cành theo gió đưa vờn trăng tàNgoài dòng sông, màn sương trắng buông lững lờTựa bến sông, thoáng bóng ai in trên làn sương mờCất lời ca làm rung cỏ cây ven bờ.

Không gian và thời gian của đoạn nhạc đầu mở ra là cảnh vật một buổi sớm mai xuân được khắc họa từ gần đến xa với những nụ hoa đào mới nở, trăng sắp lặn, dáng người thiếu nữ in trên nền sương. Một bức tranh thủy mạc tuyệt đẹp trong gam màu lam của sương đêm chưa tan, có sông nước, có ánh trăng và điểm xuyết là màu hồng của những cánh hoa đào hé nở đón bình minh. Nổi bật nhất và làm sống động một bức tranh yên tĩnh là hình ảnh người thiếu nữ in trên làn sương, làm cho cây cỏ lay động trong khúc hát ngân nga vút cao bộc lộ tâm tình của nàng với một chiến sĩ biên phòng mà nàng mong chờ, thương nhớ...

Lời hát trong vút bay đi ngân qua màn sương mờBiết không chàng ơi! Rằng xa xôi em mong chờ.

Tiếp nối lời ca là bước trở lại của nhạc điệu khởi đầu với lời kể của người thiếu nữ về cuộc tiễn đưa, hò hẹn năm trước:

Ngày này năm qua chàng đi ra nơi miền biên thùyVì quê hương, dù mấy khó nguy không lùi

quAsPkEH.jpgPhóng to
Nguyễn Anh Cường (trái)
Với tiết tấu của toàn bộ ca khúc nhịp đi hơi nhanh và được viết bằng gam mi truyền thống Nga, hát lên vừa trầm hùng vừa tha thiết, làn nhạc lướt đi như những đợt sống nhấp nhô, dường như hồn nhạc Cachiusa rất gần gũi với Tình ca của Hoàng Việt. Tình ca là tiếng lòng nhớ thương da diết của người từ tiền tuyến gửi về quê nhà, trong hoàn cảnh chiến tranh, hai miền chia cách, thì trong Cachiusa lại là lời tin yêu của người hậu phương hướng ra tiền tuyến. Cả hai ca khúc đều mang lời nhắn nhủ, động viên người thân yêu hãy vững lòng chiến đấu giải phóng, bảo vệ quê hương và ước mơ hi vọng vào ngày mai tươi sáng.

Cachiusa đến VN từ bao giờ, và ai là tác giả của những lời hát được dịch sang tiếng Việt? Số là năm 1955, ca sĩ Nguyễn Anh Cường tham gia đoàn nghệ thuật quốc gia đi dự Đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới lần 5 ở Warsava, thủ đô Ba Lan.

Sau đó trên đường từ châu Âu về Nga, trên chuyến tàu xuyên Siberia, ông đã nhờ tổ phiên dịch trên tàu dịch Cachiusa từ tiếng Nga sang tiếng Pháp, rồi ông tiếp tục chuyển sang tiếng Việt. Về nước ca khúc được gửi đăng ở tạp chí Điện Ảnh Hà Nội (số 10 hoặc 11 năm 1955) với cái tên Caterina gửi người chiến sĩ biên thùy. Trong các chương trình ca nhạc của Đài Tiếng nói VN, bài hát này được phát nhiều lần và phổ biến rộng rãi từ ấy...

BẢO MINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên