28/06/2011 08:17 GMT+7

Vi phạm nặng, sẽ đóng cửa tờ báo

THU HÀ thực hiện
THU HÀ thực hiện

TT - Trước tình trạng “lá cải hóa” thông tin trên các trang mạng và cả báo điện tử chính thống mà công luận lên tiếng lâu nay, Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thế Kỷ - phó Ban Tuyên giáo T.Ư.

hoP9xvnK.jpgPhóng to
Ông Nguyễn Thế Kỷ - Ảnh: T.Phùng

* Thưa ông, từ góc độ của một người định hướng, chỉ đạo báo chí về mặt tư tưởng, ông đánh giá thực trạng này như thế nào?

Tăng mức chế tài

* Thưa ông, hiện tại khung hình phạt nặng nhất cho báo chí về hành vi tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy, vi phạm thuần phong mỹ tục mới chỉ là... 20 triệu đồng. Có phải vì chế tài chưa đủ mạnh nên các báo dung túng cho những trang, mục lá cải chưa thấy sợ?

- Đúng là chế tài còn quá nhẹ, xử phạt hành chính 20 triệu đồng mới là mức cao nhất. Mà xưa nay, theo tôi biết, cũng chưa có vụ nào phạt đến 20 triệu đồng mà chỉ toàn xử phạt 5-10 triệu đồng. Phạt như vậy so với lợi nhuận thu được từ hút quảng cáo do tăng lượng truy cập thì đúng là không có tác dụng răn đe. Chắc chắn trong tương lai mức chế tài phải được tăng lên mới có tác dụng tích cực.

- Đúng là đã và đang thịnh hành một kiểu làm báo mạng “câu view”, thu hút, kích thích sự tò mò của người đọc bằng mọi giá. Về thực chất, nó chẳng khác kiểu bán báo dạo với cái loa, giật lên những tít bài rùng rợn, nhảm nhí nhất. Nhưng nó nguy hại hơn ở chỗ báo giấy, báo loa chỉ phát tán trong không gian hẹp, còn trên mạng, với kiểu dẫn đường link, tin chồng lên tin, hình ảnh chồng lên hình ảnh, cảm giác người xem ngập trong dòng lũ thông tin nhảm nhí, rẻ tiền và lan tỏa với tốc độ không ngừng, dù thật ra số lượng đầu tin, bài, ảnh không quá lớn.

Tôi thấy kiểu làm báo này chính xác đáng bị gọi là “lá cải”, dù có làm tăng lượng truy cập lên nhiều hay ít thì nó cũng không làm tờ báo lớn lên về vị trí, sức ảnh hưởng trong công chúng mà chỉ làm tờ báo và người làm báo thấp xuống trong con mắt người đọc.

Rất nhiều lần, trong các cuộc giao ban báo chí, Ban Tuyên giáo T.Ư, Bộ Thông tin - truyền thông và Hội Nhà báo VN đã lên tiếng nhắc nhở về chuyện này nhưng mới dừng ở mức độ bàn bạc, kêu gọi nâng cao chất lượng của tờ báo, lòng tự trọng và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, nhất là các tổng biên tập.

Với mức độ gia tăng các tin bài nhảm nhí, câu khách rẻ tiền trên các báo mạng như hiện nay, Ban Tuyên giáo T.Ư đã trao đổi với Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử Bộ Thông tin - truyền thông để rà soát, cảnh cáo, thậm chí cần xử lý hành chính nếu cơ quan quản lý nhà nước thấy đủ yếu tố xử phạt.

* Thưa ông, Luật báo chí đã có quy định rõ về các hành vi tuyên truyền dâm ô, đồi trụy, trái thuần phong mỹ tục... sẽ bị xử lý theo pháp luật. Nhưng như thế nào là đồi trụy, trái thuần phong... vẫn còn đang tranh cãi và nhiều khi cố tình bị hiểu theo hướng có lợi cho các tin bài lá cải. Vậy phải chăng pháp luật chưa đủ cụ thể, chưa nghiêm, chưa tiên liệu được các tình huống cụ thể của cuộc sống? Hay đạo đức xã hội đã xuống cấp?

- Mọi khái niệm đều là tương đối. Không luật nào tiên liệu hết mọi tình huống. Báo chí chịu sự điều chỉnh của Luật báo chí, nhưng báo chí cũng là người định hướng dư luận. Một tổng biên tập hay một biên tập viên có thể ngụy biện về cái “ngưỡng” của cái đẹp, sự hấp dẫn với sự khiêu dâm, giữa “tâm sự đời tư” với bới móc, soi mói.

Nhưng chỉ cần hỏi anh ta có dám đưa bài báo hay hình ảnh đó cho vợ mình, con mình đọc một cách bình thản, hãnh diện hay không thì sẽ có ngay câu trả lời chính xác về bản chất của tin, bài, hình ảnh đó. Không dám đưa cho người thân của mình đọc, sao lại đưa ra xã hội? Lúc đó, cũng sẽ có câu trả lời về đạo đức của người làm báo.

Trong tình hình hiện tại của báo mạng, có cả những khía cạnh của pháp luật và đạo đức, nhưng để giải quyết vấn đề tận cốt lõi, về lâu dài, vấn đề vẫn là đạo đức xã hội và đạo đức người làm báo.

iO6nWIK7.jpgPhóng to
Để giải quyết vấn đề “lá cải hóa” báo chí, về lâu dài, đó vẫn là đạo đức xã hội và đạo đức người làm báo - Ảnh: T.T.D.

* Còn trước mắt, thưa ông, với “thảm họa lá cải” này, cơ quan quản lý và công chúng có thể có động thái nào tích cực và mạnh mẽ để giảm thiểu tác hại của nó trên các trang báo mạng hằng ngày, hằng giờ không?

- Không một bộ thông tin - truyền thông hay ban tuyên giáo nào có thể đọc từng tin, từng bài để nhắc nhở hay xử lý. Trách nhiệm trước hết vẫn thuộc về các tổng biên tập và cơ quan chủ quản. Không thể bào chữa bằng việc chịu áp lực tăng lượng truy cập hay đội ngũ non yếu để dung túng cho những tin bài rẻ tiền như vậy.

Trong bất kỳ hồ sơ xin cấp phép nào cũng có yêu cầu bắt buộc phải chứng minh năng lực tài chính, cơ sở vật chất, đội ngũ làm báo. Không hội đủ các yêu cầu đó thì đừng mở tờ báo. Đó là trách nhiệm trực tiếp của tổng biên tập.

Còn về phía cơ quan chủ quản, lập một tờ báo thì phải đảm bảo nó theo đúng tôn chỉ mục đích ban đầu, đẻ con ra mà không “nuôi”, không “dạy”, cứ bỏ mặc muốn làm gì thì làm, để hậu quả cho xã hội gánh là vô trách nhiệm. Trước mắt, các địa phương, ngành, tổ chức xã hội nghề nghiệp nào có tờ báo của mình mà bị công luận phê phán, cần rà soát lại nội dung tờ báo và đội ngũ làm báo, chấn chỉnh và sửa chữa ngay.

Nếu vi phạm nặng, tái diễn nhiều lần, Bộ Thông tin - truyền thông có quyền yêu cầu cơ quan chủ quản tạm đình chỉ hoạt động một thời gian hoặc đóng cửa hẳn tờ báo, trang tin điện tử đó.

Trên cơ sở Hiến pháp, Bộ luật dân sự 2005 đã cụ thể hóa và trao cho mỗi công dân một số quyền dân sự hết sức quan trọng. Đó là quyền được tôn trọng và pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân (điều 37), quyền bí mật đời tư của cá nhân (điều 38), quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình (điều 31).

Theo các điều luật này, “quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ” và “việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý”. Hơn nữa “cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình”, “việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý” và “nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh”.

Chuẩn mực và vũ khí pháp lý để người dân tự bảo vệ đời tư, danh dự, nhân phẩm, uy tín cá nhân của mình, như đã nêu trên, là có. Vậy vì sao có hiện tượng soi mói, bới móc và công bố những chi tiết đời tư, hình ảnh cá nhân của người khác một cách tùy tiện, thậm chí bôi bác, xúc phạm?

Nguyên nhân đầu tiên là ở người viết, người đưa tin, kế đó là người trực tiếp quản lý các phương tiện truyền thông. Những người này chưa nhận thức được rằng công bố thông tin, hình ảnh thuộc đời tư của cá nhân người khác một cách tùy tiện và xúc phạm là trái pháp luật. Có ai đó nói rằng người của công chúng thì phải chấp nhận bị soi mói và công bố đời tư. Đúng là ở một số nước, điển hình là Hoa Kỳ, có quy định riêng cho những “người của công chúng”, nhưng luật pháp ở những nước ấy rất chặt chẽ và bằng những án lệ hết sức cụ thể, quy định rất rõ thế nào là “đời tư”, thế nào là “người của công chúng”, đâu là ranh giới giữa quyền tự do thông tin và tội “mạ lỵ” hay “xúc phạm danh dự” người khác.

Cũng phải nói thêm, ở Việt Nam tuy có những quy định tiến bộ như vậy, nhưng những quy định ấy chưa được cụ thể hóa bằng những quy định chi tiết để trở thành những công cụ sắc bén cho người dân bảo vệ quyền của mình và để tòa án có thể xét xử dễ dàng, nhanh chóng và chuẩn xác. Quy trình tố tụng và thi hành án của Việt Nam đang quá chậm chạp, kém hiệu quả và thiếu minh bạch, bởi cả thủ tục lẫn con người, khiến cho câu “vô phúc đáo tụng đình” vừa đúng cho bị đơn, bị cáo, mà còn cho cả nguyên đơn và người bị hại. Tình trạng này làm cho những người vi phạm thì nhởn nhơ, còn người bị xâm hại dù rất phẫn nộ vẫn cứ ngần ngại, nơm nớp “được vạ, má đã sưng”.

Gần đây, sau khi Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn với thế giới, đã có những dấu hiệu cho thấy người dân đã chủ động và kiên quyết hơn trong việc sử dụng vũ khí pháp lý. Trong khi chờ đợi các cuộc cải cách lập pháp, hành pháp và tư pháp đuổi kịp nhu cầu của xã hội, người dân, trong đó có các nghệ sĩ và những người nổi tiếng khác, phải tích cực và chủ động đấu tranh bằng những cơ hội và phương tiện hiện có. Ở đâu và thời nào cũng vậy, sáng kiến và sự quyết liệt của người dân trong việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình luôn là một trong những động lực thúc đẩy xã hội nói chung và bộ máy công quyền nói riêng ngày càng hoàn thiện.

Pháp luật, dù là chuẩn mực chung, vẫn không phải là công cụ duy nhất và lúc nào cũng mạnh nhất. Tất nhiên, một xã hội văn minh không thể chỉ dựa trên quan hệ luân lý hay lòng trắc ẩn, nhưng khi đạo đức và lương tâm của con người bị suy thoái nặng thì pháp luật dù hiện đại hay cứng rắn đến mấy cũng không thể có hiệu quả. Trong quan hệ giữa báo chí và xã hội, đạo đức và lương tâm của người làm báo, của người đọc báo và của người được đăng báo là điều không thể thay thế, và ở những nước chậm phát triển, dân trí thấp, thậm chí có lúc còn hữu hiệu hơn pháp luật.

THU HÀ thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên