07/03/2004 23:13 GMT+7

Kế hoạch 500 cuốn sách

NGÔ TỰ LẬP (Báo Lao Động)
NGÔ TỰ LẬP (Báo Lao Động)

Trí thức và giới trẻ Việt Nam có rất ít khả năng tiếp cận kho tàng trí tuệ của nhân loại một phần bởi trình độ dịch thuật yếu kém, bất cập của chúng ta hiện nay. Làm sao trong vòng từ năm đến chín năm, chúng ta có thể có được 500 cuốn sách quan trọng? Nhà văn Ngô Tự Lập vừa có bài viết đáng suy ngẫm về kế hoạch tổ chức dịch thuật.

cEG8Z9Ra.jpgPhóng to
Trí thức và giới trẻ Việt Nam có rất ít khả năng tiếp cận kho tàng trí tuệ của nhân loại một phần bởi trình độ dịch thuật yếu kém, bất cập của chúng ta hiện nay. Làm sao trong vòng từ năm đến chín năm, chúng ta có thể có được 500 cuốn sách quan trọng? Nhà văn Ngô Tự Lập vừa có bài viết đáng suy ngẫm về kế hoạch tổ chức dịch thuật.

Vấn đề lớn nhất hiện nay của trí thức và sinh viên là không có khả năng tiếp cận kho tàng trí tuệ nhân loại. Nếu bạn nói với một người Châu Âu rằng James Joyce chưa được dịch sang tiếng Việt, người ta hơi ngạc nhiên, nhưng còn thông cảm được. Nhưng nếu bạn nói rằng bạn không thể tìm được sách của Platon bằng tiếng Việt (trừ một cuốn nhỏ, nếu tôi nhớ không nhầm, đó là cuốn Gorgias hay kháng biện luận về tu từ pháp, được dịch ở miền Nam trước 1975) thì khó ai tin được. Nhưng đó là thực tế.

Và đâu phải chỉ có Platon: hầu hết các kiệt tác triết học, mỹ học, ngôn ngữ học... chưa bao giờ được biết đến ở VN. Vậy trí thức VN đọc gì? Làm sao họ có thể tiếp cận với nhân loại? Và làm sao họ có thể đối thoại ngang hàng với trí thức của các quốc gia khác?

Dĩ nhiên người ta có thế đọc trực tiếp bằng nguyên bản hoặc thông qua một ngôn ngữ thứ ba. Nhưng trên thực tế, số trí thức VN dùng được ngoại ngữ là rất ít, trong đó số người thật thông thạo còn ít hơn nữa. Và ngay cả những người được coi là giỏi ngoại ngữ - chỉ là một phần nhỏ trong số "rất ít" của "rất ít" ấy - trừ vài ngoại lệ song ngữ hoàn hảo như như Phan Huy Đường, Đặng Tiến, Trần Thiện Đạo..., vẫn phải tư duy bằng tiếng Việt, và vì thế đọc tiếng Việt vẫn nhanh hơn.

Nếu đọc một cuốn sách bằng tiếng Việt hết 3 ngày thì anh ta phải mất hàng tháng trời để đọc cuốn sách ấy bằng ngoại ngữ. Đó là chưa nói đọc tiếng Việt "thấm" hơn nhiều. Ngoài ra, còn có một vấn đề lớn hơn cả vấn đề ngôn ngữ, đó là kiến thức. Chúng ta chỉ có thể thông thạo một vài chuyên môn hẹp, vì thế sẽ khó khăn hơn rất nhiều khi đọc các tác phẩm thuộc các lĩnh vực xa lạ. Vì vậy, dịch thuật là cần thiết.

Theo tôi, nếu nói riêng về khoa học xã hội và nhân văn thì trí tuệ Đông Tây kim cổ về cơ bản có thể gói gọn trong khoảng 500 cuốn sách quan trọng nhất, trong đó ta đã dịch khá tốt được chừng 50 cuốn (triết học Trung Hoa, Marx và một số tác giả phương Tây khác). Bây giờ, nếu Nhà nước tổ chức dịch được 50 cuốn/năm thì sau 9 năm chúng ta có thể hoàn thành kế hoạch. Còn nếu chúng ta dịch được 100 cuốn/năm, thì chỉ mất 5 năm.

Về kinh phí, nếu một dịch giả dịch 1 cuốn hết 1 năm, với thù lao 5 triệu/tháng (có thể được coi là rất cao) thì một năm chúng ta chỉ tốn có 3 tỉ đồng để có 50 cuốn sách. Nếu tài trợ cho 100 dịch giả để có 100 cuốn sách thì cũng chỉ hết có 6 tỉ đồng, tương đương tiền tài trợ cho 2-3 phim truyện. Trong khi nhiều phim chỉ chiếu vài lần rồi cất vào kho, thì những kiệt tác này được sử được cho hàng triệu người dạy, học và nghiên cứu, trực tiếp hoặc gián tiếp trở thành hành trang trí tuệ của muôn đời của người Việt.

Nói thế không có nghĩa là lấy tiền làm phim đi dịch sách. Hàng năm các cơ quan nghiên cứu đều được cấp một khoản kinh phí khá lớn cho nghiên cứu mà một phần không nhỏ bị lãng phí, ít có giá trị thực tiễn. Sao ta không lấy một phần nguồn kinh phí này, ít nhất trong vài năm, để dịch các tác phẩm quan trọng của chính các ngành đó?

NGÔ TỰ LẬP (Báo Lao Động)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên