21/11/2003 18:21 GMT+7

Nhã nhạc đang bị cải biên!

Theo TT&VH
Theo TT&VH

Trong khi cả nước vui mừng trước tin nhã nhạc VN được UNESCO công nhận là kiệt tác văn hoá thế giới, thì những người tâm huyết với loại hình âm nhạc này lại âu lo, vì nguy cơ bị tước mất danh hiệu nếu nhã nhạc cứ bị "giao hưởng hoá" và "biến tướng" như hôm nay.

dqydanXA.jpgPhóng to
Nhã nhạc hôm nay có xu hướng "giao hưởng hóa", "jazz hóa" và cả các điệu múa cũng không phù hợp
Trong khi cả nước vui mừng trước tin nhã nhạc VN được UNESCO công nhận là kiệt tác văn hoá thế giới, thì những người tâm huyết với loại hình âm nhạc này lại âu lo, vì nguy cơ bị tước mất danh hiệu nếu nhã nhạc cứ bị "giao hưởng hoá" và "biến tướng" như hôm nay.

Người cảnh báo tin buồn đó chẳng phải ai khác, mà chính là vị giáo sư có công đầu trong việc khôi phục nhã nhạc và trong cả việc "vận động" để nó có thể được đăng quang như ngày hôm nay. Đó là GS-TS Tô Ngọc Thanh (Tổng thư ký Hội Văn nghệ Dân gian VN).

Những tưởng ông hay "quá lo trước cái lo của thiên hạ". Nhưng khi đến cả nhà "Huế học" Phan Thuận An, một người suốt đời nghiên cứu và tôn vinh xứ Huế, cũng chia sẻ nỗi lo lắng này, thì quả là đáng lo thật. Thậm chí, nhà nghiên cứu nhỏ nhẹ của đất Huế này còn nói đùa đòi "chém đầu" mấy diễn viên đánh trống "như trống jazz" trong dàn nhã nhạc trang nghiêm...

GS-TS Tô Ngọc Thanh: "Giao hưởng hoá" là "phá" nhã nhạc

- "Trống mươi cái, đàn mươi cái, nhị, sáo cũng tương tự, đại khái mỗi loại nhạc cụ đều nhân lên con số cả chục, dàn hàng ngang mà đánh "om sòm". Đó là nhã nhạc mà tôi được xem, nghe biểu biễn vài bận ở một đơn vị Nhà nước.

Đây là đơn vị "đầu não" đứng ra bảo tồn vốn quý của cha ông, nhưng chính họ lại cải biên, phát triển nhã nhạc theo hướng cấu tạo dàn nhã nhạc như... dàn nhạc giao hưởng (!) và chơi luôn các bản nhã nhạc theo cách hoà tấu của phương Tây. Tôi gọi đó là xu hướng "giao hưởng hoá", nó đi ngược lại với bản chất của nhã nhạc.

Vì sao vậy? Thứ nhất, trong dàn nhã nhạc (trừ dàn Đại nhạc) mỗi loại nhạc cụ chỉ có 1 cây, hạn hữu lắm như kèn mới có 2.

Thứ hai, nhã nhạc không hoà tấu như các bản giao hưởng hay concerto, mà theo nguyên tắc đối chọi âm sắc. Trên một "lòng bản" chung, mỗi nhạc cụ với âm sắc riêng của mình cùng tấu lên, tô vẽ cho "lòng bản" đó. Mỗi nhạc công khi chơi lại thêm thắt những nhấn nhá, luyến láy.

Như vậy, có bao nhiêu nhạc cụ do bao nhiêu nhạc công chơi thì có bấy nhiêu sự bày tỏ cá nhân, khác nhau mà vẫn thống nhất, nghe giống như các nhà hiền triết đang tranh cãi về cùng một chủ đề. Đó là sự phân biệt rất căn bản giữa âm nhạc phương Đông và phương Tây, không thể hoà đồng...

Không ít người trong số các chuyên gia UNESCO cũng đã hiểu nhã nhạc "xịn" như thế nào khi nghe các nghệ nhân đích thực Trần Kích, Lữ Hữu Thi, Nguyễn Hữu Ba... và các học trò của họ biểu diễn.

* Thưa GS, điều đó có nghĩa là để nhã nhạc khỏi bị tước mất danh hiệu di sản văn hoá phi vật thể thế giới, chỉ còn cách là phải đưa nó trở lại "nguyên trạng" như xưa?

- Đúng thế. Cái mà UNESCO công nhận là kiệt tác văn hoá thế giới không phải là cái mà đơn vị nói trên đang chơi, mà là những giá trị xưa của nhã nhạc. Những giá trị này đã được sưu tầm khôi phục, truyền thụ và biểu diễn bởi các nghệ nhân.

Khi nhã nhạc đang được đề cử, một đồng chí lãnh đạo Chính phủ có hỏi tôi rằng: Nếu nó được công nhận thì theo ông, bước tiếp theo phải làm gì. Tôi trả lời trước hết phải làm cho toàn dân Huế hiểu được nhã nhạc (sau đó rồi mới đến cả nước), phải đưa được nhã nhạc vào các trường nhạc (sau đó mới nghĩ đến chuyện có đưa nó vào trường phổ thông hay không như bây giờ người ta đề xuất). Và cuối cùng, nhã nhạc phải được định kỳ tham gia Liên hoan nhã nhạc của khu vực (đã được tổ chức 2 lần ở Đài Loan, 1998, và Philippines 2001, dự kiến năm 2005 sẽ tổ chức tại VN). Nhưng cho đến bây giờ vẫn chưa chắc điều gì cả.

Nhà nghiên cứu Phan Thuận An: Nhã nhạc đã bị biến tướng

Tôi đồng ý với những ý kiến của GS Thanh và xin nhấn mạnh thêm một số điểm. Hiện nay, người cầm trịch việc biểu diễn nhã nhạc đã lấy lý do phát triển, nâng cao nhã nhạc để làm cho nó bị biến tướng đi.

Cụ thể, một số nhạc cụ đã được hiện đại hoá trong cách biểu diễn đến mức không còn nhận ra nó nữa. Ví dụ như trống, khi tôi xem dàn nhạc của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế biểu diễn, tôi thấy họ dùng tới 5 - 7 cái, đánh túi bụi, vừa đánh vừa múa may như đánh trống jazz.

* Ngoài xu hướng "giao hưởng hoá", hay "jazz hoá", ông còn nhận thấy có điều gì không ổn nữa không?

- Tôi thấy ngay các yếu tố múa họ khôi phục và đưa vào nhã nhạc cũng không phù hợp chút nào. Phần lớn hay ít ra cũng một nửa số lượng các điệu múa đang sử dụng ở đây là múa mới dàn dựng của những biên đạo không biết gì về nguyên gốc của múa cung đình. Các điệu múa Bát dật, Hoa đăng đưa dàn nhạc vào chơi om sòm với những thanh âm chói tai...

* Vậy theo ông, tình trạng này là do thiếu hiểu biết hay còn lý do gì nữa?

- Theo tôi thì một là do họ chưa có điều kiện tìm hiểu đến đầu đến đũa tinh hoa của người xưa đã vội "cải biên, phát triển", nhưng chủ yếu là do từ trong quan điểm. Họ cho rằng nếu biểu diễn như xưa thì không hấp dẫn, phải làm cho rôm rả, hoành tráng lên mới là hay.

* Duyệt Thị Đường đã mở cửa từ đầu tháng 11, ngày 4 suất diễn, sợ rằng không ít du khách, công chúng sẽ chỉ biết đến loại "nhã nhạc" trên thôi. Ông nghĩ thế nào?

- Thôi thì họ muốn nâng cao thì cứ làm, nhưng phải nói rõ với khán thính giả rằng cái gọi là nhã nhạc này không phải là nhã nhạc của các cụ ngày xưa (đã được công nhận là kiệt tác) đâu, mà là cái chúng tôi mới làm đấy!

* Nhưng giả sử như dàn nhạc ấy lại đưa đi biểu diễn ở nước ngoài, hoặc giả nay mai khi LH âm nhạc cung đình được tổ chức ở VN?

- Tôi thấy, Tây họ tinh lắm! Họ biết đâu là "xịn" và họ mời đích danh...

Theo TT&VH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    nh\u00e3 nh\u1ea1c VN \u0111\u01b0\u1ee3c UNESCO c\u00f4ng nh\u1eadn l\u00e0 ki\u1ec7t t\u00e1c v\u0103n ho\u00e1 th\u1ebf gi\u1edbi, th\u00ec nh\u1eefng ng\u01b0\u1eddi t\u00e2m huy\u1ebft v\u1edbi lo\u1ea1i h\u00ecnh \u00e2m nh\u1ea1c n\u00e0y l\u1ea1i \u00e2u lo, v\u00ec nguy c\u01a1 b\u1ecb t\u01b0\u1edbc m\u1ea5t danh hi\u1ec7u n\u1ebfu nh\u00e3 nh\u1ea1c c\u1ee9 b\u1ecb "giao h\u01b0\u1edfng ho\u00e1" v\u00e0 "bi\u1ebfn t\u01b0\u1edbng" nh\u01b0 h\u00f4m nay." />