Đóa hướng dương - cầu nối

NGỌC HIỂN 21/11/2014 00:11 GMT+7

TTCT - “Tôi luôn nơm nớp lo sợ khi trốn trong hầm trú ẩn trước những trận mưa bom giội xuống Hà Nội năm 1972, lúc đó tôi mới 14 tuổi".

Lớp học của cô Liên luôn đông học viên, từ học sinh tiểu học đến nghiên cứu sinh
Lớp học của cô Liên luôn đông học viên, từ học sinh tiểu học đến nghiên cứu sinh

"Trong bóng đen của chiến tranh, tôi nghe sang sảng âm điệu bài hát Hãy dừng chiến xa lại bằng tiếng Nhật phát trên loa phóng thanh. Bài hát này là chiếc cầu đưa lối để 21 năm sau tiếng Nhật đã trở thành số phận của tôi”. 

Cô giáo khuyết tật Trần Phương Liên, 56 tuổi, kể lại cơ duyên trở thành giáo viên tiếng Nhật trước khi bắt đầu buổi dạy tại căn nhà nhỏ trên đường Bến Nghé, TP Huế.

Bị liệt năm lên 4 tuổi và phải gắn bó suốt đời với xe lăn, cô Liên không thể xin được việc sau khi tốt nghiệp đại học, thậm chí còn bị từ chối khi đăng ký học tiếng Nhật năm 1993. May mắn đã mỉm cười khi thầy Shine Toshihiko biết được sự tình đã tìm đến nhà và dạy tiếng Nhật cho cô học trò đầy đam mê này.

Chỉ hai năm sau, cô Liên đã thành thạo tiếng Nhật. Từ đó, cô dạy lại tiếng Nhật cho mọi người. Học trò cô ở đủ các tỉnh, thậm chí có cả người Mỹ, người Hàn. Nhiều người Nhật cũng tìm đến để học tiếng Việt, văn hóa Việt.

Không chỉ dạy chữ, cô Liên còn dạy văn hóa Nhật thông qua các câu chuyện, các bài học ứng xử và cách nấu các món ăn Nhật. Nhờ tiếng Nhật mà cô Liên có cuộc hội ngộ ngay tại Huế với cô ca sĩ Yokoi Kumiko đã hát bài Hãy dừng chiến xa lại và nay họ trở thành hai người bạn. 

Sau mỗi giờ dạy, cô Liên lại chăm sóc cha mẹ già đã ngoài 80 nằm trên giường bệnh.

GS Michio Suenari (ĐH Toyo, Nhật Bản) cho biết: “Cô Liên như một đóa hoa hướng dương không đầu hàng trước số phận. Rất nhiều người Nhật đã biết cô, tìm đến cô như một phần của Nhật Bản giữa cố đô Huế và cô giáo tật nguyền này như chiếc cầu nối văn hóa giữa hai nước”. 

Với cô Liên, tiếng Nhật là số phận của cô
Với cô Liên, tiếng Nhật là số phận của cô
Mỗi giờ học hát tiếng Nhật, lớp học luôn rộn rã tiếng cười
Mỗi giờ học hát tiếng Nhật, lớp học luôn rộn rã tiếng cười
Sau giờ dạy, cô Liên tự mình vào bếp lo bữa cơm cho bố mẹ
Sau giờ dạy, cô Liên tự mình vào bếp lo bữa cơm cho bố mẹ
Cha và mẹ già kén ăn nên cô Liên luôn phải tự đi chợ chọn các thức ăn tươi ngon
Cha và mẹ già kén ăn nên cô Liên luôn phải tự đi chợ chọn các thức ăn tươi ngon
Hình ảnh cô giáo Liên với chiếc xe lăn đã trở nên quen thuộc với người dân trên đường Bến Nghé
Hình ảnh cô giáo Liên với chiếc xe lăn đã trở nên quen thuộc với người dân trên đường Bến Nghé
Cô Liên khoe mẹ nải chuối được chị bán hàng quen gửi về biếu gia đình
Cô Liên khoe mẹ nải chuối được chị bán hàng quen gửi về biếu gia đình
Mỗi buổi tối, cô giáo tật nguyền lại xoa bóp, trò chuyện với người cha đã 85 tuổi
Mỗi buổi tối, cô giáo tật nguyền lại xoa bóp, trò chuyện với người cha đã 85 tuổi
Nhiều sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ Huế tìm đến cô Liên để học thêm, có ba giảng viên tiếng Nhật của trường này cũng là học trò của cô
Nhiều sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ Huế tìm đến cô Liên để học thêm, có ba giảng viên tiếng Nhật của trường này cũng là học trò của cô
Tròn 10 năm, GS Michio Suenari (ĐH Toyo, Nhật Bản) đến cô Liên học tiếng Việt và tìm hiểu văn hóa Huế
Tròn 10 năm, GS Michio Suenari (ĐH Toyo, Nhật Bản) đến cô Liên học tiếng Việt và tìm hiểu văn hóa Huế
Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận