12/07/2012 22:24 GMT+7

Có một công viên Thế vận hội xanh

P.THÙY (Theo CNN)
P.THÙY (Theo CNN)

TTO - Từ một khu phố đổ nát ở khu vực phía đông London (Anh), nay đã mọc lên công viên Olympic xanh, đạt chuẩn vàng phát triển bền vững. Đó là điều thần kỳ mà người Anh dành cho Olympic London 2012.

Top 10 công trình kiến trúc hấp dẫn nhất thập kỷNỗi ngao ngán hậu Olympic

KzLs2H93.jpgPhóng to
Công viên Olympic được hồi sinh từ vùng đất đổ nát ở khu vực phía đông London - Ảnh: CNN

Công viên Olympic rộng 200 ha, xưa kia là một vùng đổ nát hoang tàn, nay được chú trọng nhiều đến yếu tố phát triển cảnh quan xanh. Olympic London năm nay, vấn đề môi trường được quan tâm nhiều nhất, bởi các nhà tổ chức hứa hẹn đây sẽ là một thế vận hội bền vững.

David Stubbs, trưởng ban phát triển bền vững thế vận hội London 2012, đã từng nằm trong đội giúp London giành quyền đăng cai tổ chức Olympic, cho biết: “Tính bền vững là lý do chính vì sao London được chọn và đây là cơ hội vàng để thể hiện người Anh có thể đạt được những gì”.

GuYRvUWs.jpgPhóng to
Bên trong sự hào nhoáng của các sân vận động, người ta sử dụng hầu hết nguyên liệu tái chế để tiết giảm chi phí và hướng tới sự phát triện bền vững với môi trường - Ảnh: CNN
Z3xl0nCp.jpg
Nhiều cây xanh được trồng lên trong vùng đổ nát - Ảnh: CNN

Nhiều cây cầu của công viên được xây dựng bằng phương pháp sử dụng tường gabion (chắn đất kiểu rọ đá) nhằm nhắc nhở mọi người mục đích xanh của Thế vận hội. “Chúng tôi nhấn mạnh vào việc tái sử dụng và tái chế” - Stubbs nói.

Đối với tất cả những căn nhà bị phá bỏ, toàn bộ gạch đất được nghiền nát và tạo thành những rọ đá để xây cầu mới.

Cầu Lea và nhiều con kênh chảy hướng về công viên từng bị ô nhiễm trầm trọng nhưng sau một chương trình tăng cường khai thông và mở rộng, đời sống thiên nhiên đang dần trở lại.

Bên cạnh 300.000 cây trong vùng ngập nước, các nhà tổ chức đã trồng hơn 4.000 cây xanh, 130.000 cây cỏ hoa trong vùng đất kể trên.

Những nhà tổ chức năm nay cũng tự hào về những khu vực thi đấu thể thao. Phía sau những khung cửa bằng gỗ của trường đua xe đạp, những cuarơ sẽ chạy trên đường đua làm từ thông vùng Siberia được khai thác bền vững.

Trong khi đó, mái vòng lượn sóng của kiến trúc sư Zaha Hadid ở trung tâm thể thao dưới nước cũng đã được gắn tạm thời những “đôi cánh”, làm khán đài có sức chứa lên đến 15.000 quan khách.

wnRaWVPj.jpgPhóng to
Sân bóng rổ có sức chứa 300.000 chỗ ngồi nhưng đây cũng là địa điểm tạm thời
Wb3l9hiq.jpg
Nhiều sân vận động không được xây kiên cố như Olympic Bắc Kinh 2008 - Ảnh: CNN
doVTUQqZ.jpg
Sân vận động Olympic được xây với lượng thép chỉ bằng 1/10 so với sân vận động hình tổ chim tại Olympic Bắc Kinh 2008 - Ảnh: CNN

Những địa điểm tạm thời như sân thi đấu bóng rổ với 12.000 ghế sẽ được tăng sức chứa lên 300.000 người trong suốt các buổi đấu, một con số chưa từng thấy trong các kỳ vận hội nào trước đây.

Mọi con mắt sẽ đổ dồn về sân vận động Olympic vào ngày khai mạc 27-7 tới với quảng trường bao gồm 80.000 ghế, là trung tâm của sự sáng tạo mang tính bền vững.

Sân vận động Olympic được xây với lượng thép chỉ bằng 1/10 so với sân vận động hình tổ chim tại Olympic Bắc Kinh 2008. Sân ở London chỉ nặng 4.500 tấn và là sân vận động Olympic nhẹ nhất từng được dựng nên. Mái thép hình ống được tạo nên từ ống dẫn gas còn dư.

EKcYb33O.jpgPhóng to
Công viên Victory theo chuẩn xanh của Anh sẽ đón 17.000 vận động viên trong thời gian diễn ra Thế vận hội - Ảnh: CNN

Ông Stubbs và cộng sự đã sử dụng nguyên liệu tái chế bất cứ lúc nào có thể. Việc này không chỉ tiết kiệm hơn mà còn giảm thiểu lượng khí cacbon thải ra ngoài tự nhiên và hao tổn năng lượng.

Rất háo hức với kết quả mà ông và cộng sự đã cố gắng tạo ra, Stubbs hi vọng công viên sẽ thu hút khách tham quan một thời gian dài sau khi Olympic kết thúc. “Vấn đề đăng cai Olympic không phải là hai tuần, mà là 20 đến 30 năm” - Stubbs nói.

P.THÙY (Theo CNN)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên