17/02/2006 00:12 GMT+7

Shopping ở làng nghề

NHƯ BÌNH
NHƯ BÌNH

TTO - "Mua sắm ở làng nghề", một cụm từ mới nghe thôi cũng đã rất thú vị. Vừa mua hàng chính gốc, bạn vừa được nhìn tận mắt các giai đoạn hình thành nên sản phẩm trong các xưởng sản xuất thủ công.

FIjTO1Zs.jpgPhóng to
Cuộc sống sinh hoạt của người Bắc Bộ được tái hiện tại làng nghề gốm Bát Tràng - Ảnh: Như Bình
TTO - "Mua sắm ở làng nghề", một cụm từ mới nghe thôi cũng đã rất thú vị. Vừa mua hàng chính gốc, bạn vừa được nhìn tận mắt các giai đoạn hình thành nên sản phẩm trong các xưởng sản xuất thủ công.

Cái hay, cái thú ấy cũng để biến "làng nghề" trở thành một nơi khách du lịch không thể bỏ qua. Vượt ra khỏi những lũy tre làng, cây đa, bến nước, mái đình, sản phẩm của các làng nghề VN đã tạo được chỗ đứng trên thị trường không chỉ vì chất lượng có tiếng từ lâu đời của nó.

pmmm4SEl.jpgPhóng to
Khách hàng mua lụa tại cửa hàng của làng lụa Vạn Phúc - Ảnh: Công Khanh
Sắc màu lụa Vạn Phúc

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km, Làng lụa Vạn Phúc (thị xã Hà Ðông - Hà Tây) được biết đến như là một làng nghề dệt lụa đẹp, nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất nước ta. Trong lịch sử lụa Vạn Phúc còn được may quốc phục, đặc biệt "thăng hoa" dưới các đời vua nhà Nguyễn.

Ngày nay, lụa Vạn Phúc (hay còn gọi là lụa Hà Đông) đã trở thành món quà không thể thiếu đối với du khách nào có dịp ra Hà Nội. Nền kinh tế thị trường mở cửa, khách du lịch biết đến làng lụa cũng nhiều hơn, và mua sắm ở làng lụa cũng vì thế mà khác đi nhiều.

Ngay khi đến thị xã Hà Đông, khách du lịch sẽ thấy một khu vực bán hàng lụa Vạn Phúc được dựng lên với chiếc cổng chào to tướng. Tại "rìa" làng này, du khách thoả sức lựa chọn các mặt hàng lụa Vạn Phúc các loại bày bán trong các cửa hàng, cửa hiệu tơ lụa đứng san sát nhau dọc con đường.

Nhưng bạn chỉ thực sự vào "làng nghề" khi đến đình làng Vạn Phúc. Phong cảnh ở đây vẫn giữ được nét cổ kính ngày xưa, vẫn hình ảnh chiếc giếng làng lác đác bông sen, cây đa cổ thụ, vẫn là buổi chiều họp chợ trước đình... tồn tại bên cạnh con đường bê tông và những ngôi nhà cao tầng.

Cùng với nhịp sống thời trang, lụa Vạn Phúc xuất hiện dần trong các bộ sưu tập thời trang của các cô gái. Lụa mặc mát, kiểu dáng hoa văn cũng rất sang trọng, lịch sự đặc biệt có nhiều sự lựa chọn cho người mua: lụa Vạn Phúc được chia ra nhiều loại: lụa trung bình (loại 50% tơ tằm ) và lụa cao cấp. Lụa pha lanh và sợi tơ hoá học giá chỉ 15.000 đồng/ mét -20.000 đồng/mét. Tuy giá rẻ nhưng hoa văn vẫn được dệt khá cẩn thận, đẹp, đa dạng và nhuộm thủ công nhiều màu sắc.

Cao cấp hơn là loại lụa loại 75% tơ tằm, pha giữa tơ tằm và tơ bóng, đa số là hàng sa tin, có nhiều màu sắc cho khách hàng lựa chọn. Giá của loại lụa này từ 30.000đ/mét đến 50.000đ/m. Ngoài ra còn có taffta, sa, đũi cao cấp 100% tơ tằm, vì giá cả thành cao nên chỉ chiếm số ít.

Tất cả những kiến thức về lụa đều được người bán hàng giải thích khá rõ ràng.

Nhưng được ưa thích nhất vẫn là lụa dệt thủ công trên những khung dệt. Trong cửa hàng lụa của nghệ nhân Triệu Văn Mão, ngoài những tấm lụa đẹp, chúng tôi còn thấy nhiều sản phẩm áo, váy, kết cườm, thêu rồi cà dép, túi xách đa dạng kiểu dáng, mẫu mã. Lụa của nghệ nhân Mão được đánh giá cao nhất trong làng.

Nếu có nhu cầu du khách sẽ đi thăm qua xưởng lụa ngay kế bên cửa hàng. Xưởng là gian nhà cũ với khoảng gần 20 khung dệt, đặc biệt các khung dệt dù được cách tân bằng máy nhưng vẫn giữa phương thức cổ truyền tạo lên những nét hoa văn độc đáo, những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp. Ở đây gần như đầy đủ các công đoạn: quay tơ, làm hồ và dệt cửi, khách tham quan có thể hình dung phần nào quá trình cho ra một tấm lụa đẹp.

sI2uTxUk.jpgPhóng to
Một góc chợ gốm Bát Tràng - Ảnh: T.T.D
Nhộn nhịp chợ gốm Bát Tràng

Cũng giống như Lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng đã tạo được thương hiệu cho riêng mình, sự xuất hiện của chợ gốm Bát Tràng đã chứng minh cho điều đó.

Trong các xưởng gốm của nghệ nhân của làng, hầu hết chỉ trưng bày những sản phẩm "để đời" của nghiệp làm nghề gốm chứ không bán. Như trong xưởng gốm của nghệ nhân Lê Văn Cam, chiếc tủ trưng bày những sản phẩm "độc nhất" vô nhị của ông cũng chính là niềm tự hào một đời người gắn với đất sét, lò nung.

Chợ gốm Bát Tràng nằm ngay bên sông Hồng, phải đi sâu vào làng Bát Tràng, qua những bức tường đắp than đen chỉ có ở làng gốm thì khách du lịch mới được chợ. Chợ bán tất cả những sản phẩm của người dân trong làng, và chỉ bán duy nhất sản phẩm bằng gốm. Từ những chiếc bình, nhỏ bé bằng ngón tay đến bình lớn to bằng cái cột nhà, rồi bát chén, đĩa màu sắc xanh ngọc, đen.. đặc biệt là những món quà lưu niệm như vòng đeo dây, hình con vật, đều được bày bán ở đây.

Chợ gốm không nặng về buôn bán, bạn có thể tha hồ nhìn ngắm và tìm hiểu các sản phẩm ưa thích. Người bán hàng cũng rất thân thiện và giải thích tận tình. Khách du lịch sau khi tham quan làng gốm, nhà trưng bày hay tìm một vài món đồ giả cổ nào đó, khách đều dừng chân trước chợ gốm bên sông này.

Nhìn tận mắt các công đoạn làm gốm, được tự tay làm ra những sản phẩm ưa thích du khách dường như biết trân trọng hơn những sản phẩm do người làm gốm tạo ra. Đó là những thông điệp chợ gốm Bát Tràng muốn nhắn gửi đến khách thập phương.

NHƯ BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên