02/10/2007 17:10 GMT+7

Người tạc tượng Bác Hồ bằng thơ

        LAM GIANG
        LAM GIANG

TTO - Nhà thơ Nguyễn Văn Dinh (hiện trú ở tiểu khu 3, phường Đồng Phú, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) lâu nay vẫn được giới cầm bút viết văn trong nước coi là người viết nhiều thơ về Bác Hồ nhất.

eL5S6kyb.jpgPhóng to
Nhà thơ Nguyễn Văn Dinh ở tuổi 75, vẫn cặm cụi làm thơ về Bác Hồ
TTO - Nhà thơ Nguyễn Văn Dinh (hiện trú ở tiểu khu 3, phường Đồng Phú, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) lâu nay vẫn được giới cầm bút viết văn trong nước coi là người viết nhiều thơ về Bác Hồ nhất.

Năm 2005, Nhà xuất bản Hội Nhà văn đã xuất bản tập thơ Nhớ Bác Hồ của ông, gồm 115 bài thơ tứ tuyệt, nhân dịp kỷ niệm 115 năm ngày sinh của Bác (2005). Không chỉ có tập thơ này, mà trong “gia tài” 60 năm cầm bút của ông, còn có rất nhiều bài thơ ông làm về Bác với tình cảm sâu nặng vô chừng. Trước đó, vào năm 1995, Nhà xuất bản Văn hóa xuất bản tập thơ Hai con sóng của ông với chẵn 100 bài thơ tứ tuyệt viết về Bác (năm 1997 tái bản bổ sung).

Tuổi mười tám, đôi mươi ông lên đường vào bộ đội đánh Pháp. Làm cán bộ tuyên huấn quân đội, nên hình ảnh Bác Hồ kính yêu và tình cảm của Bác đối với người lính trong gian khó đã thấm sâu vào máu thịt ông. Năm 1957, có dịp về thăm ngôi nhà mà Bác sinh ra ở Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An), ông viết bài thơ tứ tuyệt đầu tiên về Bác Hồ:

Nâng cánh cổng tre con khép lạiNhìn mái nhà lưu luyến xiết baoMỗi lần được về thăm quê BácBước đi ra, lại bước quay vào.

Mộc mạc, giản dị, chân thật, từ đó hồn thơ luôn thôi thúc ông nghĩ và viết về Bác cho đến tận hôm nay. Hằng ngày ông vẫn chuyên cần đọc báo. Từ sách, báo ông tìm cảm hứng về Bác Hồ và thơ ông viết về Bác cứ dào dạt tuôn trào theo năm tháng. Những hình ảnh, câu chuyện về Bác trên sách báo được ông cắt ra và cất cẩn thận vào từng cuốn tập và lẩy ra những tứ thơ từ đó. Trong bài Hai con sóng ông viết:

Sóng cảng Nhà Rồng tiễn Bác ra điSóng Nhật Lệ đón người về năm ấyHai con sóng qua nửa vòng thế kỷĐể nghìn đời lịch sử còn ghi.

Qua thơ, Nguyễn Văn Dinh khắc hoạ từ nhiều góc độ hình tượng Hồ Chí Minh. Từ mỗi sự kiện, hình ảnh của Bác trong đời thường ông lại làm thơ, bày tỏ những cảm xúc, ý nghĩ của mình về Bác, với Bác. Người đọc, qua đó cũng nhận thêm được cảm xúc và chia sẻ, đồng cảm với nhà thơ về Bác Hồ. Đọc thơ Nguyễn Văn Dinh, ta như thấy tất cả những chặng đường, những sự kiện liên quan đến cuộc đời hoạt động cách mạng, cuộc sống đời thường của Bác ở khắp nơi nơi: Cây đa Tân Trào, Báo Người cùng khổ, Về Đồng Tháp, Suối Lê Nin, Làng Sen, Đường Bác chọn, Viên gạch, Nhà Bác… Hay những sự kiện liên quan đến Bác qua thơ ông thật giản dị: Hơi ấm, Nhớ miền Nam, Bàn đá, Cuốn sách Bác còn đọc dở… Trong bài thơ Bác dặn trồng cây ông viết:

Mỗi xuân sang, Bác dặn trồng câyTết đến, Bác nhắc đừng hái lộcThương cây cũng như thương người vậyƠi lòng của Bác tựa trời mây.

Về thăm Quảng Bình - Vĩnh Linh tháng 6-1957, Bác Hồ thao thức nhớ miền Nam. Nguyễn Văn Dinh viết (bài Một đêm chưa trọn):

Ở với Quảng Bình một đêm chưa trọnBác nằm thao thức nhớ phương Nam“Mình đi đến nơi mà về chưa đến chốn” Thương Bác, một đời trải bấy gian nan.

Nhà thơ Nguyễn Văn Dinh năm nay đã vào tuổi 75. Đã viết hơn 150 bài thơ về Bác Hồ,cảm hứng của ông vẫn dâng trào. Có đêm mới 3, 4 giờ sáng, ông chợt thức giấc, trằn trọc nghĩ và nảy ra những ý thơ mới, ông lại vùng dậy, lụi cụi ngồi vào bàn ghi lại những vần thơ bất chợt ấy lên giấy. Ông bảo: “Có khi đến chết mình mới hết mần thơ về Bác Hồ”.

Rất nhiều người cùng đồng ý nếu ghi nhận một người đã từng tạc chân dung Bác Hồ bằng thơ, thì không ai khác đó chính là ông, Nguyễn Văn Dinh.

“Năm 2010 là kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Bác Hồ. Mình đang lựa chọn 120 bài để in một tập nữa, mừng ngày Bác 120 năm tuổi” - nhà thơ già Nguyễn Văn Dinh bộc bạch tâm trạng say mê và tôn kính của mình với Bác Hồ như vậy.

        LAM GIANG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên