02/10/2016 10:34 GMT+7

Sẽ thông nhưng thoáng còn tùy...

TS PHẠM ĐỖ CHÍ -  ThS PHAN THANH HÀ
TS PHẠM ĐỖ CHÍ - ThS PHAN THANH HÀ

TTO - Sự thống nhất duy nhất giữa hai ứng cử viên là thái độ phản đối TPP: đây là vấn đề khi tranh cử cần sự ủng hộ của số đông.

Ứng viên Tổng thống Donald Trump nói về chính sách kinh tế tại Detroit ngày 8-8 - Ảnh: Reuters
Ứng viên Tổng thống Donald Trump nói về chính sách kinh tế tại Detroit ngày 8-8 - Ảnh: Reuters

Nhưng khi một trong hai ứng viên trúng cử, có lẽ khi đó tân tổng thống Mỹ sẽ không còn phản đối mạnh mẽ quá như bây giờ. Có thể thấy bà Clinton hiện đã mềm mỏng hơn so với thời điểm mới vận động tranh cử.

Về kinh tế thì trong tổng thể, TPP tạo ra thị trường rộng lớn hơn tức là đem lại lợi ích kinh tế lớn hơn nên xu thế đó sẽ thắng thế. Như chúng tôi hiểu thì từ nay đến ngày bầu cử đầu tháng 11 tới, bà Clinton muốn Tổng thống Barack Obama điều chỉnh một số điều khoản trước khi trình Quốc hội Mỹ, còn ông Trump thì bác bỏ TPP hoàn toàn.

TPP là công cụ kinh tế để đối phó với Trung Quốc nhưng cũng có tác động mạnh mẽ đến bản thân kinh tế Mỹ. Bà Clinton cứng rắn hơn với Trung Quốc nên như vậy là logic. Ông Trump thì cũng không ủng hộ Trung Quốc vì đó là đối thủ của Mỹ về chính trị quốc tế, nhưng lại là khách hàng lớn. Ông Trump bác bỏ TPP cũng là logic, xét từ góc độ đối ngoại của TPP.

Theo chúng tôi, với quan điểm kinh tế gia, bác bỏ hoàn toàn TPP hay chống lại thương mại tự do toàn cầu là không tốt cho Mỹ và nền kinh tế thế giới.

Câu hỏi về TPP đối với Mỹ cũng chính là câu hỏi mà Việt Nam phải trả lời. Đó chính là cơ sở kinh tế của vấn đề tăng cường cạnh tranh do mở cửa thị trường ra bên ngoài. Đã lâu lắm rồi, khi bàn về Luật cạnh tranh ở trong nước, có câu hỏi đặt ra là về tổng thể, cạnh tranh có tốt không?

Về cơ bản, cạnh tranh là tốt nhưng nếu cạnh tranh khốc liệt quá thì nó lại có tác dụng tiêu cực, tương tự như mặt đối ngược của nó là độc quyền. Ở mức độ vừa phải thì cạnh tranh có tác dụng tích cực là thúc đẩy, khuyến khích kinh tế phát triển, nhưng nếu quá mức thì chỉ gây ra tác động tiêu cực.

Các đối thủ chỉ còn thấy khía cạnh tiêu cực của nhau và mục đích là “chính sách trọng thương” cổ lỗ sĩ nhằm hại diệt nhau mà thôi. Điều này là hoàn toàn thực tế và chính vì thế Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) mới có các điều khoản về chống bán phá giá, tức là khuyến khích cạnh tranh nhưng không quá mức.

Tóm lại, ai trở thành tổng thống thì Mỹ cũng sẽ chấp thuận TPP, nhưng thị trường nội địa sẽ được mở đến mức nào? Đây là một câu hỏi trên trời, liên quan đến việc dùng một mô hình kinh tế lượng để đo lường tác động của chính sách kinh tế, các lý luận thuần lý rất khó tìm được câu trả lời đúng.

TS PHẠM ĐỖ CHÍ - ThS PHAN THANH HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên