23/07/2016 18:31 GMT+7

Cơ hội giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

HOÀNG ĐIỆP ghi
HOÀNG ĐIỆP ghi

TTO - Đó là một trong những nội dung kết luận quan trọng của 3 phiên thảo luận của hội thảo quốc tế “Những vấn đề pháp lý liên quan đến phán quyết của Tòa trọng tài thành lập theo phụ lục VII UNCLOS 1982”.

Hội thảo quốc tế “Những vấn đề pháp lý liên quan đến phán quyết của Tòa trọng tài thành lập theo phụ lục VII UNCLOS 1982” - Ảnh: Thuận Thắng

Hội thảo do Trường đại học Luật TP.HCM phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tổ chức ngày 23-7 với hơn 20 diễn giả quốc tế đến từ Nhật Bản, Philippines, Nga, Úc... cùng nhiều diễn giả là các chuyên gia trong nước nghiên cứu về vấn đề Luật biển.

Các chuyên gia đóng góp các tham luận và thảo luận nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến phán quyết của Tòa trọng tài, và vai trò của phán quyết này đối với các quốc gia trong khu vực cũng như quốc tế.

Phán quyết của Tòa trọng tài có một ưu điểm nổi bật đó là một bên có thể đơn phương khởi kiện mà không cần sự thỏa thuận của bên kia, khi không thể áp dụng biện pháp chính trị ngoại giao và biện pháp giải quyết bằng tài phán là một biện pháp tiến bộ và văn minh.

Trong đó quan điểm của Philippines trong vấn đề Trung Quốc bác thẩm quyền của Tòa trọng tài thường trực và giá trị pháp lý của vụ kiện.

GS.TS Carl Thayer ĐH New South Wales, Học viện Quốc phòng Úc trình bày bài tham luận của mình tại hội thảo - Ảnh: THUẬN THẮNG
GS.TS Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, trình bày bài tham luận của mình tại hội thảo - Ảnh: THUẬN THẮNG

Các diễn giả cũng thống nhất phán quyết của Philippines có giá trị pháp lý quan trọng, là sự đóng góp to lớn cho luật pháp quốc tế, đồng thời vụ kiện của Philippines cũng là bài học cho các quốc gia trong khu vực, trong đó có vấn đề chủ quyền chính đáng của Việt Nam thông qua các vấn đề Trung Quốc xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam như việc lắp đặt giàn khoan Hải Dương 981, ban bố lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông hay tranh chấp về vấn đề biển đảo thì Việt Nam có thể sử dụng Tòa trọng tài để giải quyết.

Ngoài ra, hội thảo cũng kết luận: Trung Quốc là cường quốc, là thành viên của Liên Hiệp Quốc và thành viên của UNCLOS nên Trung Quốc phải có nghĩa vụ ràng buộc tuân thủ những phán quyết của Tòa trọng tài.

Hội thảo cũng nêu ra dẫn chứng nhiều vụ kiện đơn phương, nhưng cuối cùng được cả hai bên thực thi và cùng tuân thủ, và Trung Quốc cũng không phải là ngoại lệ.

Phán quyết của Tòa trọng tài là cơ sở pháp lý để các quốc gia có thể điều chỉnh quan điểm pháp lý với các tranh chấp về biển trong tương lai.

Ban chủ toạ của hội thảo gồm GS.TS Mai Hồng Quỳ, GS.TS Lê Minh Tâm, GS.TS Erik Franckx - Ảnh: THUẬN THẮNG
Ban chủ tọa hội thảo gồm GS.TS Lê Minh Tâm, GS.TS Mai Hồng Quỳ, GS.TS Erik Franckx - Ảnh: THUẬN THẮNG

Một vấn đề rất quan trọng, đó là Việt Nam và các quốc gia có thêm cơ sở pháp lý để bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò và mở ra nhiều cơ hội hợp tác với các quốc gia trong khu vực.

Phán quyết của Tòa trọng tài này cũng có nhiều tác động đối với quốc tế, đó chính là đòn bẩy để giải quyết những vấn đề tranh chấp mà các bên không tìm được tiếng nói chung thông qua cam kết song phương.

Phán quyết không nói ai đúng ai sai, nhưng Philippines sẽ có nhiều quyền hơn trong những đàm phán.

GS Donald Rothwell Phó trưởng Khoa Luật ĐH Quốc Gia Úc trình bày bài tham luận của mình tại hội thảo - Ảnh: THUẬN THẮNG
GS Donald Rothwell - phó trưởng khoa luật ĐH Quốc gia Úc - trình bày bài tham luận - Ảnh: THUẬN THẮNG

Trả lời câu hỏi của nhiều diễn giả đến từ Việt Nam, đó là Philippines sẽ làm thế nào để phán quyết đó được thực hiện, GS.TS Jay Batongbacal - giám đốc Viện các vấn đề hàng hải và luật biển, Đại học Philippines - cho rằng nội dung phán quyết không nói ai đúng, ai sai nên trong các đàm phán trong tương lai thì hiểu rằng Philippines có quyền lớn hơn trong một số hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Và phán quyết của tòa không có cơ chế cưỡng chế thực thi trong nội luật, vậy làm thế nào để tận dụng được điểm đúng sai của phán quyết để đàm phán trong tương lai với Trung Quốc như vấn đề quản lý chung, đánh bắt cá hoặc đàm phán sau những sự cố trên biển do những hoạt động diễn ra.

GS Batongbacal cũng cho rằng nếu có thiệt hại thì Philippines có thể buộc Trung Quốc phải bồi thường theo nghĩa vụ quốc tế, những hoạt động như đảo nhân tạo của Trung Quốc thì nằm trên những bãi cạn, đây là chủ quyền mà chưa giải quyết.

Với vấn đề này, GS Batongbacal cho rằng đây cũng có khả năng là phải quay lại vụ kiện để lý giải phán quyết và thực hiện theo điều 12 của UNCLOS cũng như liên quan đến việc thực hiện.

GS.TS Mai Hồng Quỳ Hiệu trưởng trường ĐH Luật TP.HCM phát biểu tại hội thảo - Ảnh: THUẬN THẮNG
GS.TS Mai Hồng Quỳ - hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM - phát biểu tại hội thảo - Ảnh: THUẬN THẮNG

 

* GS.TS. Gregory Rose (Trường đại học Wollongong, Úc):

Khó có khả năng Trung Quốc rời khỏi UNCLOS

Trả lời câu hỏi của khách mời tham dự về việc liệu Trung Quốc có thể rút khỏi UNCLOS không, GS Rose cho rằng: Khó có khả năng Trung Quốc rút khỏi UNCLOS, bởi căn cứ vào phân tích của GS Hideo Yamagata đến từ Trường đại học Nagoya (Nhật Bản) thì có thể Trung Quốc sẽ nhận ra những sai lầm của mình trong vụ kiện với Philippines, nhưng UNCLOS đối với Trung Quốc và nhiều quốc gia khác vẫn quy định về hàng hải và thương mại trên biển. Do đó, nếu tự rút khỏi UNCLOS có nghĩa là Trung Quốc tự mình rút khỏi những tranh chấp đã được quy định tại UNCLOS. Đồng thời, Trung Quốc không được hưởng quyền lợi từ UNCLOS mang lại.

Sau phán quyết của Tòa trọng tài, Trung Quốc tuyên bố có đến 63 quốc gia ủng hộ Trung Quốc, nhưng thực tế thì chỉ có 8 quốc gia ở Trung Á và châu Phi không có biển ít nhiều phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc đưa ra quan điểm ủng hộ đường 9 đoạn, đây có phải là Trung Quốc đang lo ngại dư luận quốc tế không?

Có thể Trung Quốc đang lo ngại việc mất uy tín, và có thể đây lại trở thành cơ hội tốt để Trung Quốc đàm phán với các quốc gia ven biển và từ đây có thể Trung Quốc sẽ xây dựng được sự thỏa thuận, nhượng bộ và cân bằng về quyền lực.

Tôi cho rằng việc Trung Quốc thua trong vụ này có thể là lợi thế cho Việt Nam tại Hoàng Sa. Và lo ngại của Trung Quốc chính là lợi thế của Việt Nam.

HOÀNG ĐIỆP ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên