15/11/2014 08:36 GMT+7

​Giai đoạn ngoại giao thú vị

Q.TRUNG chuyển ngữ
Q.TRUNG chuyển ngữ

TT - Trong những tuần lễ gần đây, chính trị thế giới ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương liên tục phát triển theo chiều hướng hấp dẫn nhờ vào một loạt diễn biến được dự đoán lẫn không dự đoán trước được.

Tổng thống Obama gặp lãnh đạo các thành viên tham gia đàm phán TPP tại Bắc Kinh ngày 10-11 - Ảnh: Reuters

Những diễn biến này có vẻ như làm giảm căng thẳng nhưng thực tế lại làm gia tăng tốc độ và quy mô của các hoạt động ngoại giao. Ba diễn biến sau đây đáng được nhận sự chú ý đặc biệt.

Nghe có vẻ kỳ quặc nhưng sự kiện đáng chú ý đầu tiên là kết quả cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ. Nó có vẻ như tiếp tục làm hạ uy tín của Tổng thống Barack Obama nhưng thực tế lại làm gia tăng khả năng ông Obama sẽ nhìn thấy chương trình nghị sự châu Á mà ông đang theo đuổi sẽ là một trong các mục tiêu quan trọng nhất và dễ đạt được nhất trong quãng thời gian còn tại chức ở Nhà Trắng.

Dù uy tín của ông Obama đang suy yếu do sự phá rối từ phe Cộng hòa, nhưng ông sẽ tìm cách nhân việc thắng cử của phe Cộng hòa để đẩy mạnh quá trình đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà phe bảo vệ nền công nghiệp trong nước thề sẽ ngăn chặn đến cùng.

Diễn biến quan trọng thứ hai dĩ nhiên là Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh. Đáng chú ý nhất là việc Trung Quốc nỗ lực để đạt mục tiêu trở thành trung tâm của châu Á - trung tâm của một trật tự khu vực mới - và trở thành một quốc gia có ảnh hưởng lớn và “không thể thiếu” ở châu Á.

Bằng chứng của nhận định này chính là Trung Quốc đứng ra thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á trị giá hàng tỉ USD để tranh thủ lấy lòng các quốc gia láng giềng, là cách Bắc Kinh lên kế hoạch và chuẩn bị kỹ càng toàn bộ các sự kiện nhằm khẳng định mình là trung tâm một mạng lưới nhiều nhánh của “Con đường tơ lụa”.

Cuối cùng là Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Myanmar mà cả Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đều có mặt cùng với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và các chính khách khác... ASEAN vẫn bị chia rẽ và sẽ luôn như thế, ít nhất là liên quan đến các vấn đề an ninh quốc tế.

Hầu hết nghi thức ngoại giao ở hội nghị cho thấy sự thân thiện và không có những sự kiện gây căng thẳng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu một cách hùng hồn và quyết đoán rằng ông và ông Obama tin tưởng và hoàn toàn thoải mái với nhau. Đó là dấu hiệu báo trước mối quan hệ phát triển giữa Việt Nam và Mỹ trong phần còn lại nhiệm kỳ của ông Obama.

Giờ đã rõ ra rằng Việt Nam chính là trung tâm của sự cạnh tranh to lớn giữa Bắc Kinh và Washington trong việc tạo ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Tất cả mọi người đều hi vọng mối quan hệ Mỹ - Trung sẽ không tiếp tục đi xuống thành mối quan hệ kình địch.

Việt Nam vẫn có chủ trương tìm kiếm sự có lợi từ mối quan hệ nồng ấm với hai cường quốc này. Tuy vậy, chắc chắn căng thẳng sẽ tiếp tục diễn ra và đe dọa hòa bình.

GS Jonathan London

Q.TRUNG chuyển ngữ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên