24/09/2014 09:39 GMT+7

Không kích Syria: giết 70 tay súng IS, thủ lĩnh Hồi giáo

CHIÊU VĂN
CHIÊU VĂN

TTO - Nhóm Quan sát nhân quyền Syria cho biết ít nhất 70 tay súng IS bị tiêu diệt, lãnh đạo Abu Yousef al-Turki, biệt danh “Người Thổ”, có thể đã chết.

Theo CNN ngày 24-9, các vụ không kích Nhà nước hồi giáo (IS) có thể đã giết chết lãnh đạo của Mặt trận Al Nusra, một tổ chức Hồi giáo cực đoan có liên hệ với Al Qaeda khác ở Syria.

Theo một tuyên bố của nhóm khủng bố này, lãnh đạo đã thiệt mạng của họ là Abu Yousef al-Turki, biệt danh “Người Thổ”. Thông báo của Al Nusra được đăng trên Twitter, kèm theo một bức ảnh của al-Turki.

Hiện chưa có con số thương vong chính thức sau các đợt không kích. Nhưng Bộ chỉ huy trung tâm Mỹ nói các đợt không kích đã phá hủy nhiều cơ sở hạ tầng và khí tài của IS. Nhóm Quan sát nhân quyền Syria nói ít nhất 70 tay súng IS đã thiệt mạng và hơn 300 người khác bị thương, nhưng con số này rất khó xác minh.

Một tên lửa Tomahawk của Mỹ rời bệ phóng - Ảnh: wikimedia.org
Một tên lửa Tomahawk của Mỹ rời bệ phóng - Ảnh: wikimedia.org

Ba đợt không kích

Các cuộc không kích của Mỹ và đồng minh tiến hành thành ba đợt, theo lời trung tướng Mỹ William Mayville ngày 23-9.

Đợt thứ nhất nhắm vào các mục tiêu của nhóm Khorasan Group bắt đầu từ 3g30 sáng ngày 23-9 (giờ địa phương) với sự tham gia của các tàu mang tên lửa hành trình của Mỹ.

Đợt thứ hai 30 phút sau đó sẽ nhắm vào các căn cứ huấn luyện và xe cơ giới của IS ở bắc Syria. 

Đợt thứ ba, sau 7 giờ sáng, cũng nhắm vào các mục tiêu tương tự đợt hai, ở tây Syria.

Đây là lần đầu tiên Mỹ sử dụng các máy bay chiến đấu tàng hình hiện đại F-22 Raptor trong một cuộc chiến thật.

Chiến dịch bắt đầu với một loạt tên lửa Tomahawk được bắn vào lãnh thổ Syria từ biển, sau đó là các máy bay đánh bom và máy bay chiến đấu. 

Tuy nhiên, vụ không kích IS ở Syria của Mỹ và các đồng minh cũng gặp một số phản đối. Nga và Hezbollah đều lên tiếng về vấn đề này.

Mỹ giải trình trước Liên Hiệp Quốc

Trong một lá thư gửi cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Samantha Power viết: “Chính quyền Syria đã cho thấy họ không thể và sẽ không đối mặt với những hang ổ của bọn khủng bố một cách hiệu quả”.

Các cuộc không kích là cần thiết để loại bỏ mối đe dọa với Iraq, Mỹ và các nước đồng minh, bà Power viết, trích dẫn điều 51 Hiến chương Liên Hiệp Quốc nói về quyền phòng thủ cá nhân và tập thể trước một cuộc tấn công có vũ trang. 

“Các quốc gia phải được quyền tự vệ… khi, như trường hợp đang diễn ra, chính quyền của quốc gia bị đe dọa không sẵn sàng hoặc không thể ngăn cản các cuộc tấn công”, bà Power viết trong lá thứ mà Reuters đã xem được.

“Vì lẽ đó, Mỹ đã tiến hành các hoạt động quân sự cần thiết và thích đáng để loại bỏ mối đe dọa với Iraq”, lá thư viết, cho biết thêm cuộc không kích cũng sẽ nhắm vào các nhóm Hồi giáo cực đoan khác ở Syria như Khorasan “để giải quyết các đe dọa khủng bố từ họ với nước Mỹ, các đối tác và đồng minh của chúng tôi”.

Lá thư sau đó đã được ông Ban chuyển cho Hội đồng bảo an. Theo điều 51, Hội đồng bảo an gồm 15 nước phải được thông báo ngay lập tức về bất cứ hành động nào của một quốc gia phòng vệ trước một cuộc tấn công vũ trang.

Máy bay chiến đấu tàng hình hiện đại F-22 Raptor trong một cuộc chiến - Ảnh:  military-today

Iraq trước đó đã thông báo với Hội đồng bảo an trong một lá thư đề ngày 19-9 rằng họ yêu cầu Mỹ đứng đầu các nỗ lực tấn công IS vì việc IS có nhiều căn cứ ở Syria đã khiến Iraq “không thể tự vệ hiệu quả”.

Ông Ban nói với các phóng viên ngày 23-9 rằng IS là một mối đe dọa lớn với hòa bình và an ninh trong khu vực và trên thế giới.

“Tôi biết các cuộc không kích hôm nay được tiến hành không phải bởi yêu cầu trực tiếp từ chính quyền Syria, nhưng tôi muốn nhắc rằng chính phủ Syria đã được thông báo trước”, ông Ban nói.

“Tôi cũng muốn nhắc rằng các cuộc không kích diễn ra ở khu vực không còn trong sự kiểm soát thực tế của chính phủ Syria. Cộng đồng quốc tế nhìn chung đều thừa nhận những nhóm cực đoan này là mối đe dọa nghiêm trọng với hòa bình và an ninh quốc tế”.

Tuy nhiên, Iran đã chỉ trích chiến dịch của Mỹ. Gặp gỡ các phóng viên ở Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói Mỹ không có cơ sở pháp lý khi hành đồng không thông qua sự ủy nhiệm từ Liên Hiệp Quốc hay đề nghị của chính quyền Syria.

Ông Ja’afari cũng cảnh báo Mỹ không lặp lại “thất bại như ở Iraq khi tiến hành những vụ tấn công quân sự mù quáng”.

 

CHIÊU VĂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên