11/09/2014 15:04 GMT+7

Cần can thiệp quốc tế về nợ công của Argentina

HỒNG ANH - TẤN PHÁT (Theo Reuteurs)
HỒNG ANH - TẤN PHÁT (Theo Reuteurs)

TTO - “Argentina có quyền kháng cáo phán quyết của Tòa án Hoa Kỳ đã đẩy đất nước này vào tình trạng vỡ nợ tháng 7 vừa qua", nhà Nobel kinh tế Joseph Stiglitz bày tỏ quan điểm.

Ông Joseph Stiglitz, cựu Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới từng đoạt giải Nobel kinh tế, phát biểu tại Hội nghị thường niên Trung Tâm Kinh Tế Mới, San Juan, 21 tháng 2 năm 2014 - Ảnh: Reuteurs
Ông Joseph Stiglitz phát biểu tại hội nghị thường niên trung tâm kinh tế mới - Ảnh: Reuteurs

Ông Joseph Stiglitz, cựu chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới, từng đoạt giải Nobel kinh tế phát biểu quan điểm của mình, sau khi Liên hiệp Quốc thông qua một kế hoạch đa phương trong việc tái cấu trúc trái phiếu chính phủ giữa các nước

Với một nền kinh tế kiệt quệ và giá trị đồng tiền giảm xuống mức thấp kỷ lục, Argentina đang gánh chịu hậu quả nặng nề từ những tranh chấp pháp lý với các quỹ đầu tư mạo hiểm đã từ chối kế hoạch tái cấu trúc nợ của đất nước này vào năm 2005 và 2010.

“Các phán quyết có lợi cho phía quỹ đầu tư sẽ ngăn cản cơ hội cải tổ nợ trái phiếu mất thanh khoản của nhiều quốc gia nếu không có một giải pháp quốc tế đồng bộ”, ông Stiglitz cho biết.

Năm 2002, hàng triệu người dân thuộc tầng lớp trung lưu của Argentina phải đối mặt với khó khăn tài chính khi Chính phủ không thể chi trả đúng hạn khoảng 100 tỉ trái phiếu. Năm 2005 và 2010, hơn 93% số nợ này phải tái cơ cấu và chỉ còn 30% giá trị so với mệnh giá.

Một nhóm các quỹ đầu tư đã nhảy vào mua lại phần trái phiếu chưa tái cơ cấu và đệ đơn lên tòa án để được chi trả bằng mệnh giá. Phán quyết của thẩm phán Griesa buộc Argentina phải chi trả cho các quỹ đầu tư này đồng thời với các trái phiếu đã tái cơ cầu. 

Với sự thúc đẩy của Argentina và Bolivia, Đại hội đồng Liên hiệp Quốc đã thống nhất với tỷ lệ 124/11 phiếu về việc đàm phán và áp dụng một cơ chế pháp lý đa phương đối với vấn đề tái cấu trúc nợ công.

Phía Argentina cho rằng cơ chế này là cần thiết để ngăn chặn các phán quyết vượt quá thẩm quyền như của thẩm phán Hoa kỳ Thomas Griesa. Ông Stiglitz đồng ý với nhận định trên: “Tình hình hiện tại không thể mang lại sự ổn định và Argentina chỉ muốn có một sự can thiệp quốc tế để giải quyết vấn đề tái cấu trúc nợ công”.

Tháng 7 vừa qua, khi Argentina thực hiện chi trả lãi cho phần trái phiếu đã tái cơ cấu, khoản thanh toán đã bị chặn lại bởi phán quyết trên và Argentina rơi vào tình trạng nợ quá hạn.

Các quỹ đầu tư cho rằng thẩm phán Griesa đã xử đúng luật nhưng ông Stiglitz không đồng tình và cho rằng ông Griesa đã hiểu sai ý nghĩa của điều khoản pari passu trong hợp đồng trái phiếu.

“Điều khoản pari passu yêu cầu bên phát hành trái phiếu không được đối xử khác biệt hay thiên vị đối với các nhóm trái chủ giống nhau. Tuy nhiên vị thẩm phán Hoa kỳ đã biến tấu khái niệm trên và yêu cầu bên phát hành phải chi trả toàn bộ cho trái phiếu chưa cơ cấu nếu muốn chi trả bất cứ khoản tiền nào cho trái phiếu đã tái cơ cấu”.

Trong khi đó, bốn quỹ đầu tư khác đang nắm giữ các trái phiếu đã tái cơ cấu của Argentina lại đâm đơn kiện ngân hàng của Hoa Kỳ chặn khoản thanh toán lãi nói trên. Các quỹ đầu tư này cho rằng phán quyết của thẩm phán Griesa đáng lẽ không ảnh hưởng đến khoản tiền này.

“Vẫn chưa rõ liệu phán quyết của thẩm phán Griesa chỉ có hiệu lực đối với trái phiếu Hoa Kỳ, hay cả Anh Quốc và Nhật Bản. Vấn đề đặt ra là liệu một nước có thể đơn phương hành động gây phương hại đến lợi ích của nước khác hay không", ông Stiglitz cho nói.

Và cảnh báo: "Chuyện gì sẽ xảy ra nếu một thẩm phán Nhật Bản lại phán quyết rằng việc chậm thanh toán là vi phạm luật pháp Nhật Bản. Với sự ràng buộc của nhiều hệ thống pháp lý, việc phát sinh mâu thuẫn là khó tránh khỏi”.

HỒNG ANH - TẤN PHÁT (Theo Reuteurs)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Tin cùng chuyên mục