30/04/2008 05:07 GMT+7

Billy Kelly và 504 bông hồng

BILLY KELLY (Thanh Tuấn ghi từ South Carolina)
BILLY KELLY (Thanh Tuấn ghi từ South Carolina)

TT - Những hối hận về quá khứ chiến tranh luôn ám ảnh cựu binh Billy Kelly, một lính Mỹ từng chiến đấu ở chiến trường Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Dưới đây là những tâm sự - tự vấn của Billy Kelly thổ lộ cho Tuổi Trẻ dịp 30-4.

kylc4bYp.jpgPhóng to
Cựu binh Billy Kelly (bìa phải) trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ tại New York
TT - Những hối hận về quá khứ chiến tranh luôn ám ảnh cựu binh Billy Kelly, một lính Mỹ từng chiến đấu ở chiến trường Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Dưới đây là những tâm sự - tự vấn của Billy Kelly thổ lộ cho Tuổi Trẻ dịp 30-4.
Nghe đọc nội dung toàn bài:

"Người dân VN đã chứng minh rằng sức mạnh nhân dân của một đất nước đoàn kết sẽ không bao giờ chấp nhận sự xâm lăng của ngoại bang. Họ sẽ chiến thắng nếu có lòng quả cảm và kiên trì vĩ đại. Tôi thăm Sadr ở Baghdad (Iraq) năm 2004 và ngạc nhiên khi thấy một cuốn sách của đại tướng Võ Nguyên Giáp có mặt tại đây. Tôi hỏi tại sao thì nhận được câu trả lời rằng: "Đây là cách chúng tôi sẽ học để đánh bại sự xâm lăng".

Cuộc chiến phi nghĩa

Nhiều năm qua, Billy Kelly luôn dành dụm tiền chính phủ cấp cho các cựu binh để giúp làm các hoạt động từ thiện tại VN. 11 năm kể từ khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, năm nào Billy (hiện là thành viên của Hội Cựu binh Mỹ chống chiến tranh - VVAW) cũng tới Mỹ Lai vào đúng ngày kỷ niệm 16-3 với 504 bông hồng cho các nạn nhân của cuộc thảm sát đó.

Trong nhóm những cựu binh đi theo đoàn Hội Chất độc da cam VN tới nước Mỹ trong năm ngoái, Billy Kelly cũng luôn xuất hiện để giúp đỡ đoàn trong suốt chuyến đi tại New York và Washington DC.

Khi là chàng trai trẻ năm 1968, tôi được chính phủ gửi tới đất nước nhỏ bé ở Đông Nam Á và nhận được lệnh chiến đấu để đem lại tự do và dân chủ cho người dân ở đây.

Chiến đấu ở Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, tôi nhanh chóng nhận ra rằng sự có mặt của tôi không được trân trọng hay mong đợi trên mảnh đất này… Tôi tự hứa sẽ tránh những người VN đối đầu với mình và gây ra càng ít tổn thương càng tốt. Trong phần lớn thời gian ở đây, tôi đã thành công trong vai trò đó trước khi trở về quê nhà ở thành phố New York.

Sau hiệp định hòa bình Paris năm 1973, người Mỹ được coi như không còn dính líu tới cuộc chiến nữa. Ông Lê Đức Thọ và Henry Kissinger được tặng giải Nobel hòa bình, nhưng ông Thọ đã thể hiện rõ sự tự trọng khi từ chối giải thưởng và nói rằng: "Hòa bình vẫn chưa đạt được". Kissinger trong khi đó dĩ nhiên là đã nhận. Tôi đọc một bài báo rất thú vị về sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn và phát hiện rằng chính Lê Đức Thọ, nhà ngoại giao từng có hàng năm trời đàm phán ngoại giao với Kissinger, đã ở Lộc Ninh và Bến Cát trong cuộc tấn công cuối cùng vào Sài Gòn.

Tôi buồn nhiều khi nghĩ đến vai trò mà đất nước tôi tạo ra và kéo dài cuộc chiến không cần thiết này. Một số người gọi đó là cuộc nội chiến nhưng trong quan điểm của tôi thì không đúng vậy. Phần lớn người VN ủng hộ độc lập và phần lớn ủng hộ ông Hồ Chí Minh. Nhiều người cũng gọi ngày 30-4 là ngày thống nhất. Tôi không đồng ý vì VN vốn luôn đã là thống nhất. Sự thống nhất bị mất liên tục là do bị áp đặt từ các thế lực bên ngoài, những người muốn can thiệp vào số phận của VN. Nhà nước ảo "VN Cộng hòa" chỉ là một sự áp đặt lên người dân VN. Lịch sử chứng minh là nhà nước này không thể tồn tại khi tự đứng một mình.

Cần sự tha thứ

eNvFjFcY.jpgPhóng to

Billy Kelly tham gia lao động ở Bù Đăng (Bình Phước) trong một chuyến thăm VN

Lyndon Johnson từng hỏi các cố vấn quân sự của mình: "Tại sao người VN của họ kia lại chiến đấu tốt hơn người VN của chúng ta?". Đại từ sở hữu "của chúng ta" cho thấy rất nhiều điều. Đó không phải là người Mỹ hỗ trợ Sài Gòn mà chính là quân đội VN Cộng hòa chỉ đóng một vai trò tương đối nhỏ giúp cho người Mỹ.

... Tôi không tin rằng nhóm dân tộc, chủng tộc hay quốc tịch nào đó có thể tạo ra một đội quân tốt hơn. Tất cả đều phụ thuộc vào vì sao ta chiến đấu. Lý do hợp lý duy nhất cho việc giương vũ khí chống ai đó là để tự vệ. Tự vệ! Tất cả các cuộc chiến do đó đều là phi lý và cần bị lên án. Tôi cũng là người lính ở chiến tuyến sai cả về đạo đức, tính pháp lý, danh dự và lịch sử.

Tôi là kẻ hiếu chiến, người xâm lược và xâm lấn mảnh đất của người khác. Tôi cố gắng thực hiện nghĩa vụ người lính theo cách đáng tôn trọng nhất nhưng điều đó chẳng nghĩa lý gì khi mà chiến tranh đã là sai trái. Tôi luôn tự coi mình là người lính tốt nhưng điều đó chẳng ý nghĩa nhiều khi mục đích của cuộc chiến là không đúng. Nói điều này có vẻ lạ nhưng tôi cảm giác những đối thủ người VN có lợi thế hơn tôi. Dù với tất cả những sức mạnh kỹ thuật quân sự Mỹ ở bên, người VN có lý do để chiến đấu. Tôi thì không. Tôi thậm chí chưa từng sử dụng từ "kẻ thù” để nói về những đối thủ của mình. Thật sự rất khó chiến đấu trong bối cảnh như vậy.

... Người VN thường hay nói với tôi rằng quá khứ đã qua và chúng ta nên nhìn tới tương lai. Đồng thời là "chúng tôi không quên nhưng chúng tôi sẽ tha thứ". Ước gì những người dân ở nước tôi cũng làm theo triết lý này. Những cảm xúc đau đớn (người Mỹ từng có về cuộc chiến) là do cách họ được nuôi nấng từ nhỏ. Truyền thông và hệ thống giáo dục thường tiêm nhiễm rằng chúng tôi tốt, giỏi hơn người khác. Rằng chúng tôi là những người tốt và không bao giờ làm sai. Do đó, sẽ rất khó để thừa nhận thực tế lịch sử về việc chúng tôi dính líu tại VN. Và thay vì giúp viện trợ VN phát triển, chúng tôi tiếp tục tìm cách bôi xấu VN.

"Hội chứng VN"

qlUS0q2B.jpgPhóng to
Billy Kelly tham gia xây dựng bệnh xá Mỹ Lai (Quảng Ngãi)
Có khoảng 1.500 lính Mỹ mất tích trong chiến tranh tại Đông Nam Á. Hàng triệu USD được chi mỗi năm để lùng sục các khu rừng và núi VN tìm di cốt của những người lính mất tích này. Vài năm trước, tờ New York Times có bài xã luận nói về vấn đề này. Tôi sau đó viết phản hồi nói rằng: "Chúng ta không nên quên hàng ngàn người VN (300.000 - NV) vẫn đang được coi là mất tích và không rõ danh tánh. Trong văn hóa người VN, những linh hồn đó sẽ mãi không yên nghỉ cho đến khi phần thân xác họ được tìm thấy và đưa lại về làng quê và gia đình họ. Người Mỹ chúng ta đã tổn thất nhiều từ cuộc chiến nhưng chúng ta cũng không nên quên rằng người VN còn chịu những tổn thất lớn hơn rất nhiều".

Một ví dụ khác về chuyện "chọc ngoáy" là một số hạ nghị sĩ Mỹ cứ một thời gian lại đề nghị trừng phạt VN bởi cái gọi là "vi phạm nhân quyền". Câu trả lời của tôi với những đề nghị vốn thường được nghị sĩ Christopher Smith nêu ra là "VN sẽ tồn tại và phát triển thịnh vượng như những người dân tự do, độc lập và đầy tự hào. Sẽ dễ hơn nếu họ có một người bạn ở Chính phủ Mỹ. Xin hãy để họ tự làm lấy bằng chính bản thân họ. Nếu chủ quyền của người dân và dân tộc VN không được ngài quan tâm tới, tôi muốn ngài tôn trọng những người lính Mỹ đã thiệt mạng trong cuộc chiến đáng buồn đó. Tôi cảm thấy có trách nhiệm phải giúp đỡ những người VN. Không phải chỉ đơn giản là hàn gắn mà để đảm bảo với những đồng đội của tôi, những người Mỹ, đã không hi sinh trong vô vọng...". Không phải tất cả người Mỹ đều suy nghĩ vậy nhưng điều đó nói lên một điều: "Hội chứng VN" vẫn còn tồn tại sau bấy nhiêu năm trên đất Mỹ.

Tôi không muốn nói đến quá nhiều điều đau buồn trong ngày chiến thắng và hạnh phúc này của người dân VN. Tôi nhận ra rằng sự chịu đựng và trừng phạt mà người VN phải chịu đã là quá lâu, với khoảng 3 triệu trong tổng số 35 triệu dân (năm 1975) đã thiệt mạng, vùng đất thì bị phá hủy bởi bom đạn, bom napan, lửa và chất diệt cỏ, cùng với nhiều ngàn người vẫn thiệt mạng bởi chất độc da cam. Tuy vậy sẽ vẫn có những người nói rằng nước Mỹ chịu tổn thương nhiều hơn, một tổn thương đến chính linh hồn dân tộc Mỹ. Cách duy nhất để gột rửa điều này là nên xin lỗi người dân VN và chìa bàn tay giúp đỡ bất cứ khi nào cần thiết.

Tôi luôn cố gắng vinh danh VN theo cách cá nhân tôi và tôi vẫn tiếp tục "chiến đấu" cho gia đình mới của mình. Đó là điều tôi cảm nhận, và tôi sẽ mãi biết ơn người VN vì đã cho tôi cơ hội trở lại và đón chào tôi như một người bạn: "Cảm ơn nhiều lắm".

Tôi luôn cố tới thăm Sơn Mỹ, Quảng Ngãi vào ngày 16-3 hằng năm với 504 bông hồng trên tay để tưởng nhớ các nạn nhân của vụ Mỹ Lai. Một người bạn VN đã dạy tôi một câu mà tôi thường nói khi đến đó: "Tôi đến chia buồn với bạn và gia đình".

Winston Churchill từng nói: "Những người không học bài học từ quá khứ sẽ lại mắc lỗi lầm trong tương lai". Những gì đang diễn ra tại Iraq ngày hôm nay cho thấy chúng tôi vẫn chưa thật sự học được nhiều".

BILLY KELLY (Thanh Tuấn ghi từ South Carolina)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên