25/01/2008 02:03 GMT+7

Nhọt ở mông, làm sao cho hết?

(NGUYỄN NGỌC VY)
(NGUYỄN NGỌC VY)

TT - Tôi 24 tuổi, sắp lập gia đình nhưng bị mụn nhọt hai bên mông đã 5-6 năm rồi. Hiện giờ tôi vẫn bị nổi mụn nhọt hai bên mông nên ngồi rất đau, nhiều khi vỡ mủ và chảy máu. Điều buồn hơn là để lại sẹo lõm rất nhiều và xấu. Tôi sắp kết hôn, sợ bạn tôi thấy vậy nên chán. Mong bác sĩ chỉ cách để tôi có thể an tâm hơn.

- Trường hợp của bạn có thể là bị nhọt hoặc mụn bọc ở mông. Đây là một bệnh do bị nhiễm trùng ở sâu trong da. Bạn thử áp dụng một số phương pháp phòng ngừa và điều trị dưới đây:

- Vệ sinh da vùng mông sạch sẽ bằng cách rửa với xà bông hoặc dung dịch có tính kháng khuẩn. Ví dụ: Safeguard, Betadin, thuốc tím pha loãng màu hồng, nước muối pha loãng. Rửa mỗi ngày 2-3 lần: sáng, trưa, tối. Sau đó lau bằng khăn khô hoặc khăn giấy sạch.

- Bôi thuốc chống nhiễm khuẩn như: Fucidine, Bactroban, Betadin, Eosine mỗi ngày 2-3 lần.

- Hạn chế chất ngọt. Ăn thêm rau quả tươi, uống nhiều nước.

- Không ngồi lâu kéo dài hàng giờ.

- Thay quần áo sạch hằng ngày.

Trường hợp áp dụng không có hiệu quả thì nên đến khám bệnh ở bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Da bong tróc do đâu?

Tôi bị ra mồ hôi tay một thời gian đến bây giờ lại bị bong tróc da tay (lòng bàn tay), nhất là khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa. Hiện nay lớp da tay tôi hầu như đã bong hết cả loạt, không có triệu chứng ngứa, các vết bong tạo thành nốt trắng rồi bong ra. Vậy tôi đang mắc bệnh gì và cách điều trị như thế nào?

- Theo miêu tả, có thể bạn bị bong tróc da là do tiếp xúc với hóa chất như chất tẩy rửa, xà phòng có tính kiềm nhiều; do khí hậu khô lạnh, dinh dưỡng kém hoặc có thể do bị ra mồ hôi tay vì rối loạn hệ thần kinh thực vật... Do đó bạn cần phải tìm ra và loại trừ các nguyên nhân gây bệnh kể trên.

Đặc biệt trường hợp của bạn cần phải triệt để tránh tiếp xúc với chất tẩy rửa, trong lúc tiếp xúc với hóa chất phải đeo bao tay nhưng cũng đừng đeo quá lâu mà cởi ra vài phút rồi đeo lại. Thường xuyên bôi kem bảo vệ da tay như là: Hand Cream. Thời điểm bôi kem tốt nhất là sau khi rửa tay xong, lau khô. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, ăn nhiều rau quả và uống nhiều nước cũng rất cần thiết. Bạn nên đi khám bác sĩ trong trường hợp da bị chảy máu,nhiễm trùng,ngứa hoặc bị ra mồ hôi tay nhiều và thường xuyên.

(NGUYỄN NGỌC VY)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên