14/02/2006 14:21 GMT+7

Tăng bạch cầu

T.LÊ thực hiện
T.LÊ thực hiện

TTO - Em đi xét nghiệm và kết quả cho thấy em bị bạch cầu nhiều, ít tiểu cầu. Em có đi khám thêm nhưng thấy vẫn vậy nên không đi khám nữa. Em thấy hay nhức đầu và ho, nóng người và đau ở phần lưng, bị bầm trên người, đây là những triệu chứng gì? (lesan2303@...)

mRZHAT9q.jpgPhóng to
TTO - Em đi xét nghiệm và kết quả cho thấy em bị bạch cầu nhiều, ít tiểu cầu. Em có đi khám thêm nhưng thấy vẫn vậy nên không đi khám nữa. Em thấy hay nhức đầu và ho, nóng người và đau ở phần lưng, bị bầm trên người, đây là những triệu chứng gì? (lesan2303@...)

- BS Nguyễn Đình Sang (Chuyên khoa BS Gia đình, TT Y tế quận I): Máu là chất lỏng màu đỏ lưu thông trong động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Máu có chức năng chuyên chở các chất đến các cơ quan và chức năng chống nhiễm trùng.

Cấu tạo của máu gồm có:

- Các tế bào máu: chiếm gần ½ thể tích máu gồm có hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

- Huyết tương: chứa chất đạm, đường, mỡ, muối và chất khoáng.

Hồng cầu: trung bình có khoảng 5 triệu hồng cầu/mm3 máu. Hồng cầu có nhiệm vụ mang oxy từ phổi đến các mô để thực hiện việc trao đổi khí giữa oxy và carbonic.

Bạch cầu: có khoảng 6000 – 9000 bạch cầu/mm3 máu. Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng. Bạch cầu gồm có: bạch cầu đa nhân, bạch cầu đơn nhân và lympho bào.

Tiểu cầu: có khoảng 200.000 – 400.000 tiểu cầu/mm3. Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu của cơ thể.

Bạn xét nghiệm máu thấy bạch cầu nhiều nhưng không biết nhiều cỡ bao nhiêu và nhiều dòng bạch cầu nào? Bạch cầu tăng trong các trường hợp nhiễm trùng và tăng chủ yếu là dòng đa nhân trung tính. Bạch cầu tăng còn gặp trong bệnh bạch cầu , là một bệnh máu ác tính do sự tăng sinh hỗn loạn của bạch cầu trong tuỷ xương. Thường gặp nhất là tăng sinh dòng lympho bào.

Mặt khác bạn lại bị giảm tiểu cầu nhưng không biết số lượng tiểu cầu cầu của bạn là bao nhiêu? Tiểu cầu bị giảm khi số lượng <100.000 tiểu cầu/mm3 .Vì tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu nên giảm tiểu cầu sẽ gây ra chảy máu, nhất là ở các mạch máu nhỏ gây xuất huyết dưới da và các cơ quan khác trong cơ thể (như tiêu hoá, hô hấp, niêm mạc, não … ).

Có nhiều nguyên nhân gây giảm tiểu cầu như: ung thư máu, thiếu máu hồng cầu to, lupus đỏ, cường lách, do tia phóng xạ, do dùng thuốc. Ngoài ra giảm tiểu cầu còn có nguyên nhân chưa rõ gọi là giảm tiểu cầu vô căn.

Vì vậy bạn nên đến khám tại chuyên khoa huyết học BV Chợ rẫy để các bác sĩ khám và cho làm các xét nghiệm cần thiết đẻ chẩn đoán và điều trị cho đúng.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn cho những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe xin gửi về địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, xin bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ unicode). Xin chân thành cảm ơn!

T.LÊ thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên