22/08/2017 15:45 GMT+7

​Hà thủ ô làm đen tóc, râu, khỏe gân xương

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe tỉnh Đắk Nông
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe tỉnh Đắk Nông

Hà thủ ô có tên khoa học là Polygonum multiflorum. Hà thủ ô có hai loại: đỏ và trắng. Tuy nhiên, hà thủ ô đỏ mới là vị thuốc đúng dùng trong Đông y.

Nhiều nghiên cứu đã công nhận, hà thủ ô có tác dụng với nhiều bệnh lý như rụng tóc, tóc bạc sớm. Chúng còn được dùng để chữa đau lưng dưới, yếu khớp gối, yếu cơ, liệt nửa người, tinh thần hồi hộp, chóng mặt, mất ngủ, suy nhược thần kinh, tăng cholesterol máu và xơ vữa động mạch. Ngoài ra hà thủ ô còn có thể giúp chống lão hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp nhuận tràng, điều chỉnh lượng đường trong máu.

Rất nhiều người biết đến hà thủ ô nhờ công dụng làm trẻ hóa mái tóc của loại củ này. Không chỉ vậy, trong củ hà thủ ô còn có chất đạm, tinh bột, chất béo, đặc biệt là có chất lexitin. Đây là thành phần chủ yếu của hệ thần kinh, giúp điều trị thần kinh suy nhược, suy dinh dưỡng, có lợi cho tim.

Đông y có bài thuốc chữa thần kinh suy nhược, ăn uống khó tiêu dành cho người già yếu, trong đó hà thủ ô là vị thuốc chính: 10g hà thủ ô, 5g táo đen, 2g thanh bì, 3g trần bì, 3g sinh khương, 2g cam thảo, 600ml nước. Tất cả đem sắc đến khi còn khoảng 200ml, uống ba lần trong ngày.

Nếu có biểu hiện như da nhợt nhạt, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, bạn có thể bồi bổ khí huyết bằng cách ăn cháo nấu với hà thủ ô. Bạn nên bọc hà thủ ô trong vải thưa rồi cho vào nồi, nấu chung với cháo. Khi cháo nhừ, bạn vớt hà thủ ô ra, nêm nếm tùy theo khẩu vị.

Hà thủ ô đỏ có hình dạng tương tự củ khoai lang, bề ngoài nhiều chỗ lồi lõm, cứng, khó bẻ. Miếng cắt ngang bên trong màu hồng, giữa thường có lõi gỗ cứng. Hà thủ ô đỏ có nhiều bột màu nâu hồng, không mùi, vị đắng chát.

Nếu đang dùng hà thủ ô trị bệnh, bạn nên hạn chế ăn huyết động vật, củ cải, các loại gia vị như hành tỏi. Người bị táo bón, tiêu chảy nhiều không nên dùng hà thủ ô. Bạn cần bảo quản hà thủ ô đã chế biến ở nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc, vì khi bị mốc chúng sẽ gây hại cho gan và thận.

Bạn có thể sử dụng hà thủ ô dưới dạng thuốc sắc, thuốc tán, thuốc viên đều có hiệu quả.

Các bài thuốc với hà thủ ô:

- Huyết hư, máu nóng, tóc khô hay rụng, sớm bạc và hồi hộp chóng mặt, ù tai, hoa mắt, lưng gối rũ mỏi, khô khát táo bón: dùng hà thủ ô chế, sinh địa, huyền sâm mỗi vị 20g sắc uống.

- Người già xơ cứng mạch máu, huyết áp cao hoặc nam giới tinh yếu khó có con: dùng hà thủ ô 20g, tầm gửi dâu, ngưu tất đều 16g - sắc uống.

- Đái dắt buốt, đái ra máu: dùng lá hà thủ ô, lá huyết dụ bằng nhau, sắc rồi hòa thêm mật ong vào uống.

- Điều kinh bổ huyết: hà thủ ô (rễ, lá) 1 rổ lớn, đậu đen 1/2kg. Hai thứ giã nát, đổ ngập nước, nấu nhừ, lấy vải mỏng lọc nước cốt, nấu thành cao, thêm ½ lít mật ong, nấu lại thành cao, để trong thố đậy kín, mỗi lần dùng 1 muỗng canh, dùng được lâu mới công hiệu.

Kiêng kỵ: Uống hà thủ ô thì kiêng ăn hành, tỏi, cải củ. Đối với người có áp huyết thấp và đường huyết thấp thì kiêng dùng.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe tỉnh Đắk Nông
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: Hà thủ ô