19/08/2017 15:30 GMT+7

​Phòng tránh loãng xương ở người cao tuổi

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Quảng Ninh
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Quảng Ninh

Người già luôn phải đối đầu với vấn đề sức khỏe và mắc nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh loãng xương.

Loãng xương là bệnh phổ biến ở người cao tuổi, do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Loãng xương tác động trực tiếp gây ra các cơn đau, dễ thoái hóa, làm giảm khả năng vận động nên ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và cuộc sống. Bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng tránh loãng xương ở người cao tuổi.

Nguyên nhân dẫn đến loãng xương ở người cao tuổi

Loãng xương là bệnh có diễn biến âm thầm, tới khi xuất hiện các dấu hiệu biểu hiện rõ thường là lúc đã có biến chứng.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương là do chế độ ăn uống hàng ngày chưa hợp lý, vì vậy không cấp đủ chất canxi hoặc vì lý do cơ thể không hấp thụ được canxi. Những người mắc các bệnh về nội tiết, người bị bệnh thận nặng thải mất quá nhiều canxi… Trong đó loãng xương của tuổi mãn kinh và xốp xương ở người già chiếm tới 90%.

Nguyên nhân chính gây loãng xương là do hấp thu canxi kém và quá trình hủy xương hoạt động mạnh hơn quá trình tạo xương.

Phương pháp phòng tránh loãng xương ở người cao tuổi

Quá trình loãng xương là một quá trình tất yếu của cơ thể nhưng cần có những biện pháp phòng tránh tích cực để quá trình này diễn ra chậm hơn, giảm thiểu tối đa đau đớn cho người bệnh.

Trong ăn uống nên ăn thêm một số chất chứa nhiều canxi như: rau xanh, tôm, cua, thịt trứng, có thể dùng thêm sữa và nên dùng loại sữa chứa nhiều canxi ít ngọt không béo; nhưng cần lưu ý không nên ăn quá nhiều dễ dẫn đến dư thừa thậm chí là béo phì.

Tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày. Vì thực tế cho thấy rằng những người ít vận động, không tập thể dục thể thao, nhất là những trường hợp bị liệt hay phải nằm điều trị lâu tại giường thì quá trình loãng xương xảy ra nhanh hơn bình thường.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng hoạt động thể dục thể thao vận động cơ bắp làm hạn chế quá trình mất xương và giúp tăng quá trình tạo xương. Khi luyện tập thể dục thể thao cần lưu ý một số nguyên tắc sau đây: vận động cơ bắp nhịp nhàng từ từ ở mức độ vừa phải, cột sống được tập linh hoạt và uyển chuyển.

Trong trường hợp đã bị loãng xương khi tập thể dục thể thao cần tránh những động tác gây hại cho cột sống như: trồng chuối ngược có thể làm lún xẹp đốt sống, động tác cuối gập người nhanh về phía trước có thể làm gãy nứt đốt sống, nhảy tại chỗ mạnh cũng có thể làm xẹp đốt sống. Có một số loại hình thể dục như đi bộ và thể thao như bơi lội cũng có tác dụng rất tốt phù hợp sức khỏe người cao tuổi.

Khi có các dấu hiệu đau mỏi ở cột sống, ở hệ thống xương khớp, dọc các xương dài cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ hướng dẫn và điều trị kịp thời.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Quảng Ninh
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: loãng xương