28/10/2016 16:16 GMT+7

​Phòng chống viêm mũi dị ứng

Nguồn: Trung tâm Truyền thông – Giáo dục Sức khỏe Đà Nẵng
Nguồn: Trung tâm Truyền thông – Giáo dục Sức khỏe Đà Nẵng

Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp trong các bệnh lý về tai-mũi-họng nói riêng và bệnh lý về dị ứng nói chung, đặc biệt là những người dưới 18 tuổi.

Viêm mũi dị ứng làm giảm sự tập trung, gây phiền toái trong giao tiếp và làm việc. Ngoài ra, viêm mũi dị ứng còn đi kèm với các bệnh lý khác và gây ra các biến chứng nặng nề ảnh hưởng tới chất lượng sống của bệnh nhân. 

Triệu chứng viêm mũi dị ứng

- Ngứa mũi, hắt hơi, chảy mũi, nghẹt mũi.

- Các dấu hiệu đi kèm: ở mũi (chảy mũi, nếp nhăn vùng chóp mũi, cuống mũi dưới to và nhạt màu, polyp mũi, tổ chức bạch huyết phát triển); ở tai (tắc vòi nhĩ, viêm

tai giữa ứ dịch, viêm da ống tai ngoài: da ống tai ngoài khô, bong vảy và hiện tượng này có thể xảy ra ở da khắp nơi trên cơ thể); ở họng (tổ chức bạch huyết thành sau họng và amygdales 2 bên phát triển); ở mắt (viêm kết mạc, thâm quầng bờ dưới mắt 2 bên; ở phổi (thở rít, các dấu hiệu của hen phế quản); ở da (chàm, nổi mày đay).

Viêm mũi dị ứng và các bệnh lý kèm theo

- Hen suyễn: khoảng 25-35% bệnh nhân viêm mũi dị ứng bị hen suyễn và khoảng 80% bệnh nhân hen suyễn có viêm mũi dị ứng.

- Viêm kết mạc: tần suất khoảng 50%.

- Viêm mũi xoang và bệnh polyp mũi xoang: >75%.

- Các bệnh lý khác: viêm tai giữa, chàm dị ứng.

Xử trí viêm mũi dị ứng

- Bước 1: Tránh dị nguyên và quản lý môi trường (rất khó tránh nếu như dị ứng với

phấn hoa).

- Bước 2: Dùng thuốc (theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa).

- Bước 3: Miễn dịch liệu pháp: tốn nhiều thời gian (>3 năm), tốn tiền, có khả năng

tái phát, không dứt điểm.

Việc điều trị viêm mũi dị ứng dựa vào nguyên tắc giúp cho bệnh nhân hoà nhập vào cuộc sống hằng ngày và nâng cao chất lượng sống. Có nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm mũi dị ứng, nhưng điều quan trọng là việc áp dụng đúng đắn các phương pháp này sẽ mang lại kết quả khả quan, cải thiện triệu chứng và chất lượng sống của bệnh nhân. Cùng với việc quản lý môi trường sống, miễn dịch liệu pháp, điều trị thuốc trên bệnh nhân viêm mũi dị ứng vẫn đáng tin cậy và hiệu quả.

Có nhiều loại thuốc được dùng để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng. Phương pháp điều trị thích hợp nhất là dựa vào biểu hiện triệu chứng của mỗi bệnh nhân, sự dung nạp thuốc của bệnh nhân và sự đáp ứng của việc điều trị. Vì thế không thể áp dụng chung một phác đồ điều trị bằng thuốc cho tất cả các bệnh nhân, sự lựa chọn thích hợp sẽ giúp hiệu quả của việc điều trị tăng cao.

Sử dụng điều trị bằng thuốc chỉ là 1 trong 3 mục đích chính trong điều trị viêm mũi dị ứng. Để điều trị bệnh hiệu quả, bệnh nhân viêm mũi dị ứng nên quản lý môi trường sống hợp lý, tránh tiếp xúc với dị nguyên, giảm viêm, cải thiện triệu chứng bệnh nhân, giảm việc điều trị bằng thuốc. 

Cách phòng chống bệnh viêm mũi dị ứng

- Thay đổi môi trường sống nhưng phương pháp này thường rất khó thực hiện.

- Loại trừ các yếu tố gây dị ứng bằng cách giữ nhà cửa luôn thoáng mát, sạch sẽ, giặt giũ ga trải giường, chăn, áo gối… thường xuyên.

- Tránh sử dụng bếp than tổ ong bừa bãi, nuôi súc vật trong nhà…

- Khi tiếp xúc với các chất kích thích (bụi khói, khói thuốc lá, chất sát trùng tại các

hồ bơi…) phải có khẩu trang hoặc các phương tiện bảo hộ lao động.

- Nâng cao sức đề kháng tự nhiên, giảm sự nhạy cảm của cơ thể bằng các yếu tố

vi khoáng chất, khí hậu liệu pháp, tắm suối nước nóng, châm cứu, tập thể dục thường xuyên.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông – Giáo dục Sức khỏe Đà Nẵng
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: viêm mũi dị ứng