16/10/2009 02:33 GMT+7

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

BS ĐỖ NGỌC ĐỨC (Phòng khám quốc tế Victoria - Healthcare clinic)
BS ĐỖ NGỌC ĐỨC (Phòng khám quốc tế Victoria - Healthcare clinic)

TT - Con tôi bị bệnh tay chân miệng. Đến bệnh viện thì bác sĩ cho về nhà tự điều trị. Nhưng tôi lo quá, không biết cách chăm sóc thế nào? Làm sao biết bệnh cháu trở nặng?

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

TT - Con tôi bị bệnh tay chân miệng. Đến bệnh viện thì bác sĩ cho về nhà tự điều trị. Nhưng tôi lo quá, không biết cách chăm sóc thế nào? Làm sao biết bệnh cháu trở nặng?

Một bạn đọc

ImageView.aspx?ThumbnailID=368626

Chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM - Ảnh: Minh Đức

- Bệnh tay chân miệng do nhóm virus enterovirus gây ra, thường gặp nhất trong nhóm này là coxsackievirus A16 và enterovirus E71. Bệnh lan truyền theo đường phân miệng hoặc theo đường hô hấp khi bệnh nhân ho, nói chuyện... Sau khi bị lây 3-4 ngày bệnh sẽ khởi phát.

Bệnh thường xảy ra vào mùa hè và đỉnh cao vào mùa thu. Trẻ trai thường có những triệu chứng bệnh nặng hơn trẻ gái. Trẻ dưới 5 tuổi thường có những biến chứng nặng hơn trẻ lớn.

Những triệu chứng thường gặp trong bệnh lý tay chân miệng: sốt, chán ăn, đau họng, lừ đừ, mệt mỏi, đau bụng, tiêu chảy. Tổn thương loét miệng và mụn nước ở tay, chân, ngoài da sẽ xuất hiện sau đó vài giờ.

Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng gây ra nên thường bệnh sẽ tự giới hạn. Tuy nhiên có một tỉ lệ nhỏ trẻ có thể bị biến chứng nặng nề như viêm màng não, viêm não, viêm phổi, suy hô hấp. Trẻ có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Chăm sóc ra sao khi trẻ bị bệnh?

1) Cho trẻ uống nhiều nước, nước trái cây, sữa.

2) Cho trẻ ăn lỏng, nhiều lần, thức ăn dễ tiêu như: cháo, xúp khoai tây, xúp rau củ, yaourt. Chia làm nhiều bữa nhỏ và chịu khó dỗ dành bé.

3) Cho trẻ uống hạ sốt khi nhiệt độ trên 38OC với Efferalgan liều 15mg/kg mỗi 4g- 6g nếu trẻ còn sốt. Cũng có thể cho trẻ uống Efferalgan khi trẻ không sốt nhưng quá đau miệng.

4) Tắm cho trẻ ngày hai lần, vệ sinh răng miệng, rơ miệng, đánh răng cho trẻ.

Khi nào cần đưa trẻ tái khám gấp?

Khi trẻ có những triệu chứng sau:

1) Sốt cao không hạ với thuốc hạ sốt

2) Co giật

3) Giật mình nhiều lần

4) Thở mệt

5) Xanh xao, lừ đừ

6) Nôn ói, tiêu chảy nhiều lần

7) Đi đứng loạng choạng

Nếu bệnh không có biến chứng sẽ tự lành trong vòng một tuần đến 10 ngày.

BS ĐỖ NGỌC ĐỨC (Phòng khám quốc tế Victoria - Healthcare clinic)

BS ĐỖ NGỌC ĐỨC (Phòng khám quốc tế Victoria - Healthcare clinic)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên